Luật Đất đai Việt Nam qua các thời kỳ?
Nội dung chính
Luật Đất đai Việt Nam qua các thời kỳ?
Tổng hợp Luật Đất đai của Việt Nam từ trước đến nay như sau:
(1) Luật Cải cách ruộng đất 1953
Ngày 04/12/1953, Quốc hội ban hành Luật Cải cách ruộng đất 1953.
(2) Luật Đất đai 1987
Ngày 29/12/1987, Quốc hội ban hành Luật Đất đai 1987 có hiệu lực từ ngày 08/01/1988.
Luật Đất đai 1987 quy định về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất.
Theo Luật này, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
(3) Luật Đất đai 1993
Ngày 14/07/1993, Quốc hội ban hành Luật Đất đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 và thay thế Luật Đất đai 1987.
(4) Luật Đất đai 2003
Ngày 26/11/2003, Quốc hội ban hành Luật Đất đai 2003 quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Luật Đất đai 2003 có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 và thay thể Luật Đất đai 1993.
(5) Luật Đất đai 2013
Ngày 29/11/2013, Quốc hội ban hành Luật Đất đai 2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 và thay thể Luật Đất đai 2003.
(6) Luật Đất đai 2024
Ngày 18/01/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2024 với số phiếu tán thành là 432/477 đại biểu có mặt (chiếm 87,63% tổng số đại biểu Quốc hội)
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 và Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày từ ngày 01/4/2024.
Luật Đất đai năm 2024 là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về đất đai của Việt Nam, góp phần đảm bảo sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.
Luật Đất đai Việt Nam qua các thời kỳ? (Hình từ Internet)
Các nội dung nào trong Luật Đất đai 2024 được tiếp thu và chỉnh lý?
Đối với những nội dung lớn xin ý kiến tập trung thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, trên cơ sở nghiên cứu, thảo luận, trao đổi, rà soát kỹ lưỡng, các cơ quan hữu quan đã thống nhất chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung về:
(1) Về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
(2) Về không mở rộng phạm vi nhận chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 28);
(3) Về trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
(4) Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm đối với tài sản gắn liền với đất (Điều 34);
(5) Về điều kiện đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa (khoản 7 Điều 45);
(6) Về nguyên tắc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp (khoản 9 Điều 60);
(7) Về chỉ tiêu sử dụng đất được xác định trong nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện (Điều 65 và Điều 66);
(8) Về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh, chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện (Điều 76);
(9) Về thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ (khoản 27 Điều 79);
(10) Về phát triển, khai thác và quản lý quỹ đất (Chương 8);
(11) Về mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội không sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
(12) Về các loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất;
(13) Về cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền (Khoản 3 Điều 138);
(14) Về tiền thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm (khoản 3 Điều 153);
(15) Về nội dung phương pháp định giá đất và trường hợp, điều kiện áp dụng từng phương pháp (Điều 158);
(16) Về hoạt động lấn biển (Điều 190);
(17) Về đối tượng được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (khoản 1 Điều 201); quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quân đội, công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (điểm h khoản 3 Điều 201);
(18) Về không sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công.
Luật Đất đai 2013 hết hiệu lực từ ngày nào?
Căn cứ Điều 211 Luật Đất đai 2013 quy định hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Nghị quyết số 49/2013/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
2. Bãi bỏ Điều 57 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11; Điều 2 của Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai; Điều 4 của Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Điều 264 của Luật tố tụng hành chính số 64/2010/QH12; các quy định về trưng dụng đất trong Luật trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12.
Ngày 18/01/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2024 với số phiếu tán thành là 432/477 đại biểu có mặt (chiếm 87,63% tổng số đại biểu Quốc hội)
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 và Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày từ ngày 01/4/2024.
Chính vì vậy, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực toàn bộ, tức là ngày 01/01/2025 thì Luật Đất đai 2013 sẽ không còn hiệu lực.