Lợi ích của chuyển đổi số đối với ngành Hải quan trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020 là gì?
Nội dung chính
Những lợi ích mang lại của chuyển đổi số đối với ngành Hải quan trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020?
Tại Tiểu tiết 3.1 Tiết 3 Mục II Phần I kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
Đối với ngành Hải quan
Việc thực hiện chuyển đổi số sẽ giúp cho Ngành Hải quan đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, nâng cao năng suất lao động của cán bộ, công chức hải quan; cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Đặc biệt, việc chuyển đổi số giúp cho việc thực hiện thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường số, mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện thông qua hệ thống CNTT và nguồn dữ liệu lớn với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các công nghệ mới như: Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data),... Các hoạt động nghiệp vụ hải quan được quản lý tự động trên môi trường số cả trước thông quan, trong thông quan và sau thông quan, đảm bảo quản lý xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chuyển đổi số còn mang lại các lợi ích to lớn như:
- Quá trình thực hiện các hoạt động quản lý hải quan hiệu quả nhờ năng suất lao động cao hơn cho cả cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp; sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn; giảm chi phí cho cả Hải quan và các đối tác thương mại thông qua thông quan nhanh hàng hóa; thông tin kịp thời và chính xác hơn; khả năng kiểm soát tốt hơn; giảm tình trạng tắc nghẽn tại cảng, sân bay. Tự động hoá thủ tục hải quan gắn liền với trao đổi thông tin điện tử như dữ liệu về hàng hóa và khai báo về hàng hóa, cho phép xử lý thông tin trước khi hàng đến và/hoặc trước khi hàng đi. Xử lý thông tin thường xuyên trước khi hàng hóa thực tế vào lãnh thổ hải quan hoặc sắp rời lãnh thổ Hải quan, cho phép cơ quan Hải quan kiểm tra thông tin và tiến hành đánh giá rủi ro về hàng hóa. Với thông tin đã có sẵn, quyết định giải phóng hàng hóa có thể được thực hiện ngay khi hàng hóa nhờ sử dụng phương thức điện tử. Khi hệ thống CNTT được cả cơ quan Hải quan, các cơ quan pháp luật và các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả thì tất cả các bên liên quan tới một giao dịch xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa có thể chuyển dữ liệu tới một hệ thống xử lý tập trung. Hải quan sẽ có thể gửi dữ liệu theo yêu cầu của các đơn vị thông quan tại cửa khẩu biên giới và vì vậy, tạo ra cho ngành Hải quan cơ chế thông quan “một cửa” nhanh chóng.
- Việc thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan một cách nhất quán, toàn bộ mọi giao dịch được xử lý theo cách thức thống nhất, đảm bảo áp dụng nhất quán các quy định luật pháp trong nước và đối xử ngang bằng với tất cả các đối tác thương mại.
- Việc đẩy mạnh chuyển đổi số và tự động hoá quy trình thu thuế góp phần đảm bảo rằng thuế được thu và tính toán kịp thời. Các khoản nợ quá hạn hoặc nợ xấu có thể được xác định và xử lý nhanh chóng.
- Phân tích dữ liệu chính xác hơn: Tự động hoá các hệ thống hải quan cho phép Hải quan truy cập ngay lập tức các thông tin cập nhật và cùng với việc ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý, cơ quan Hải quan có thể sử dụng thông tin này một cách hữu ích. Tự động hoá hải quan còn tạo khả năng kiểm soát sau kiểm tra hiệu quả hơn ở cả cấp độ Cục Hải quan và toàn quốc. Hệ thống công nghệ thông tin cho phép người khai hải quan gửi đến Hải quan dữ liệu một cách kịp thời. Dữ liệu được gửi và tiếp nhận theo phương thức điện tử chính xác hơn do trong hệ thống nhận thông tin tự động nhờ các chức năng kiểm tra.
- Thống kê hải quan chính xác và kịp thời: Quá trình khai báo tự động diễn ra giúp cho số liệu thống kê thương mại đã có trong số liệu thống kê nhận được tại thời điểm xuất khẩu và nhập khẩu theo cách thức đã thiết lập. Nhờ đó, các cơ quan chính phủ khác có thể rất nhanh chóng thực hiện các biện pháp khi cần thiết.
Ngoài lợi ích mang lại cho cơ quan Hải quan, việc đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành Hải quan còn mang lại lợi ích đối với đất nước nói chung, hoạt động thương mại quốc tế, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các Bộ, ngành và các bên liên quan.
Lợi ích của chuyển đổi số đối với ngành Hải quan trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020 là gì? (Hình Internet)
Những lợi ích mang lại của chuyển đổi số đối với các Bộ, ngành và các bên liên quan trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, hải quan điện tử giai đoạn 2016 - 2020?
Theo Tiểu tiết 3.3 Tiết 3 Mục II Phần I kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
Việc chuyển đổi số của ngành Hải quan góp phần nâng cao năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong quản lý của các Bộ, ngành, thúc đẩy hình thành Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở Việt Nam, cụ thể như sau:
- Các Bộ, ngành và các bên liên quan được chia sẻ các thông tin về các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống mà không phải đề nghị cơ quan hải quan cung cấp khi phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, là cơ sở để phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở Việt Nam.
- Phối hợp cùng với cơ quan Hải quan nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan, thông quan và sau khi thông quan.
- Thực hiện thủ tục hành chính (cấp phép, kiểm tra chuyên ngành,...) liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên một hệ thống qua đó góp phần cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng hệ thống CNTT.
Căn cứ lập kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn 2021 - 2025?
Căn cứ Mục I Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theoQuyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 843/QĐ-BTC ngày 12/6/2020 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Quyết định số 1874/QĐ-BTC ngày 27/11/2020 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
- Quyết định số 2366/QĐ-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ Tài chính ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số.
- Quyết định số 2042/QĐ-BTC ngày 25/10/2021 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Tài chính, phát triển Chính phủ số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025.
- Quyết định số 97/QĐ-BTC ngày 26/01/2021 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt chủ trương thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số.
- Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ ngày 21/9/2021 của Tổng cục Hải quan về việc phê duyệt Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số.
Trên đây là các căn cứ lập kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn 2021 - 2025