Cách tổ chức thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan là gì?
Nội dung chính
Tổ chức thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan?
Tại Tiết 2 Mục VII Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan
- Làm đầu mối điều phối triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan, kịp thời báo cáo Tổng cục những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các nội dung kỹ thuật về chuyển đổi số (xây dựng hệ thống CNTT, số hóa dữ liệu và quy trình nghiệp vụ, nghiên cứu ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0; xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng hệ thống nền tảng, triển khai hạ tầng số, an toàn thông tin, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, cập nhật Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số...).
- Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc triển khai Kế hoạch chuyển đổi số.
- Khi triển khai các chương trình chuyển đổi số, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin, tham mưu Lãnh đạo Tổng cục tổ chức đào tạo, tập huấn đầy đủ phổ biến, thông tin, tuyên truyền đầy đủ cho doanh nghiệp và các bên liên quan biết rõ trách nhiệm, công tác chuẩn bị và phối hợp thực hiện.
- Nghiên cứu, công bố các chuẩn dữ liệu trao đổi thông tin của Tổng cục Hải quan, yêu cầu kết nối để tiến hành kết nối, trao đổi thông tin khi triển khai hệ thống CNTT mới của Tổng cục Hải quan để các doanh nghiệp và các bên liên quan biết, phối hợp thực hiện.
- Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp và các bên liên quan đẩy mạnh việc kết nối, trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu với hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
- Trên cơ sở các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN được số hóa, Cục CNTT & TKHQ chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành rà soát, hài hòa hóa và thống nhất bộ chỉ tiêu thông tin triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan chủ trì xây dựng hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong triển khai thủ tục hành chính giữa các bộ, ngành và kết nối giữa hệ thống một cửa quốc gia và ASEAN với hệ thống CNTT nghiệp vụ của ngành Hải quan để đảm bảo thông tin, dữ liệu khai báo của doanh nghiệp chỉ khai báo một lần, sử dụng nhiều lần.
- Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc kết nối giữa hệ thống CNTT nghiệp vụ hải quan, hệ thống CNTT phục vụ triển khai cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN với hệ thống CNTT của các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan để đảm bảo thông tin người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp một lần và sử dụng nhiều lần.
- Căn cứ yêu cầu số hóa công tác quản trị nội ngành, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan nghiên cứu, trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt và triển khai giải pháp kỹ thuật, công nghệ để thực hiện số hóa, trong đó ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong việc khai thác, sử dụng và phân tích dữ liệu.
Tổ chức thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan?
Theo Tiết 3 Mục VII Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan
(1) Về triển khai các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số công tác nghiệp vụ hải quan
- Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu, rà soát, xây dựng quy trình tổng thể nghiệp vụ hải quan, đảm bảo tính liên thông giữa các luồng thông tin và phản ánh toàn diện yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối trình Tổng cục phê duyệt (gọi tắt là quy trình gốc).
- Trên cơ sở quy trình gốc đã được Tổng cục phê duyệt, Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ xây dựng quy trình nghiệp vụ đối với từng lĩnh vực (quản lý thuế, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, pháp chế, thanh tra, kiểm tra, kiểm định, cải cách hải quan trình Tổng cục phê duyệt (gọi tắt là quy trình nhánh) kết nối với quy trình gốc.
- Theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu thông tin (data element) do các bên liên quan cần cung cấp để đảm bảo dữ liệu do các bên chỉ cần cung cấp 01 lần được sử dụng nhiều lần và trình Tổng cục phê duyệt.
- Theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, trên cơ sở hiện trạng các chứng từ, văn bản hiện nay, Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ rà soát tổng thể, đề xuất danh mục các chứng từ, văn bản thuộc hồ sơ hải quan và các chứng từ, văn bản theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan cần số hóa.
- Trên cơ sở danh mục các chứng từ, văn bản cần số hóa, Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan thống nhất chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ, văn bản điện tử.
- Đối với việc số hóa dữ liệu lịch sử: Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu, đề xuất Tổng cục phê duyệt các loại văn bản, chứng từ lịch sử cần số hóa.
- Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và Cục Tài vụ quản trị thực hiện đánh giá tổng thể hiện trạng các trang thiết bị hiện đang phục vụ công tác quản lý hải quan, trong đó chỉ rõ các trang thiết bị đang phục vụ nghiệp vụ hải quan vẫn còn đáp ứng yêu cầu số hóa, kết nối dữ liệu trong thời gian tới.
- Căn cứ yêu cầu chuyển đổi số và quy trình gốc, quy trình nhánh, văn bản, chứng từ và chỉ tiêu thông tin cần số hóa do các bên liên quan cần cung cấp, Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị có liên quan rà soát, tổng hợp các vấn đề pháp lý và xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành pháp lý đáp ứng yêu cầu triển khai quy trình thủ tục hải quan trên môi trường mạng.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện, chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ và xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, trong đó đảm bảo kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan một cách xuyên suốt.
- Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, thủ tục hải quan, biểu mẫu chứng từ, văn bản điện tử và chỉ tiêu thông tin phục vụ yêu cầu số hóa và chuyển đổi số, Tổng cục Hải quan tiến hành lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau như hội nghị, hội thảo, toạ đàm, phương tiện thông tin đại chúng,...trước khi ban hành hoặc đưa vào thực hiện chính thức.
- Nghiên cứu, đề xuất cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới.
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ của Kế hoạch, cụ thể hóa thành các dự án, công việc rõ thời gian thực hiện và kết quả đầu ra và tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Định kỳ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định này về Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan để tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng và báo cáo Bộ Tài chính.
(2) Về thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số về Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN
- Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Cục Quản lý rủi ro và các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với các Bộ, ngành chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ về triển khai cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu chuyển đổi số của ngành Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Cục Quản lý rủi ro và các đơn vị nghiệp vụ và các Bộ, ngành rà soát, đề xuất danh mục các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN cần được số hóa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp lý quy định trách nhiệm của các bên trong việc cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.
Tổ chức thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Vụ Hợp tác quốc tế?
Căn cứ Tiết 7 Mục VII Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
Vụ Hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh việc tham mưu, đề xuất Tổng cục Hải quan mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của Hải quan các nước, các Tổ chức quốc tế (kinh nghiệm triển khai, nguồn vốn, chuyên gia,...) đối với Tổng cục Hải quan trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.