10:52 - 08/11/2024

Lập dự toán chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường có định mức kinh tế kỹ thuật được quy định như thế nào?

Lập dự toán chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường có định mức kinh tế kỹ thuật được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Lập dự toán chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường có định mức kinh tế kỹ thuật được quy định như thế nào?

    Lập dự toán chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường có định mức kinh tế kỹ thuật được quy định tại Khoản 1 Mục II Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 136/2017/TT-BTC về quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (có hiệu lực ngày 06/02/2018), theo đó: 

    Dự toán chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án (hoặc hạng mục công việc của nhiệm vụ, dự án): Đơn giá sản phẩm bằng (=) Chi phí trực tiếp cộng (+) Chi phí quản lý chung.

    a) Chi phí trực tiếp: Là các khoản mục chi phí trực tiếp, gồm: chi phí nhân công; chi phí vật liệu; chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí năng lượng; chi phí nhiên liệu; chi phí khấu hao tài sản cố định. Cách tính như sau:

    - Chi phí nhân công: Gồm chi phí lao động kỹ thuật và chi phí lao động phổ thông (nếu có) tham gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dự án.

    + Chi phí lao động kỹ thuật bằng (=) số công lao động kỹ thuật theo định mức nhân (x) đơn giá ngày công lao động kỹ thuật.

    Trong đó:

    Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật

    =

    Tiền lương một tháng theo cấp bậc kỹ thuật trong định mức

    +

    Các khoản phụ cấp, đóng góp 01 tháng theo chế độ

    26 ngày công/tháng

    Tiền lương 01 tháng theo cấp bậc kỹ thuật quy định trong định mức thực hiện theo hệ số lương ban hành theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và văn bản sửa đổi, thay thế (nếu có); mức lương cơ sở theo quy định hiện hành của Nhà nước.

    Các khoản phụ cấp, đóng góp theo chế độ: Phụ cấp lương; các khoản đóng góp theo lương theo chế độ quy định hiện hành; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp lưu động; phụ cấp độc hại nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp đặc biệt; phụ cấp khác (nếu có) theo chế độ quy định hiện hành; lương phụ (nếu có) theo chế độ quy định của pháp luật hiện hành.

    Khi lập dự toán các nhiệm vụ, dự án chỉ tính các khoản phụ cấp theo chế độ được hưởng theo quy định của Nhà nước và theo các Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp hiện hành, không tính toàn bộ các khoản phụ cấp nêu trên trong nhiệm vụ, dự án.

    + Chi phí lao động phổ thông bằng (=) số công lao động phổ thông theo định mức nhân (x) đơn giá ngày công lao động phổ thông.

    Trong đó đơn giá ngày công lao động phổ thông: Đối với nhiệm vụ do ngân sách trung ương đảm bảo lấy theo giá bình quân chung của khu vực thi công trong năm; đối với nhiệm vụ do ngân sách địa phương đảm bảo theo giá ngày công lao động phổ thông do từng địa phương quy định.

    - Chi phí vật liệu: Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ dùng trực tiếp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dự án.

    Chi phí vật liệu bằng (=) Tổng số lượng từng loại vật liệu theo định mức nhân (x) đơn giá từng loại vật liệu.

    Trong đó đơn giá vật liệu: Đối với nhiệm vụ do ngân sách trung ương đảm bảo, căn cứ theo giá trung bình của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khu vực thi công trong năm; đối với nhiệm vụ do ngân sách địa phương đảm bảo, căn cứ theo giá thị trường tại địa phương.

    - Chi phí công cụ, dụng cụ: Là giá trị công cụ, dụng cụ được phân bổ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dự án.

    Chi phí công cụ, dụng cụ

    =

    Số ca sử dụng công cụ, dụng cụ theo định mức

    x

    Đơn giá sử dụng công cụ, dụng cụ phân bổ cho 01 ca

    Trong đó:

    Đơn giá sử dụng công cụ, dụng cụ phân bổ cho 01 ca

    =

    Đơn giá công cụ dụng cụ

    Niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ theo định mức (tháng)

    x

    26 ngày

    Đơn giá công cụ, dụng cụ: như cách xác định đơn giá vật liệu nêu trên.

    - Chi phí năng lượng: Là chi phí sử dụng năng lượng dùng cho máy móc thiết bị vận hành trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, dự án.

    Chi phí năng lượng bằng (=) Năng lượng tiêu hao theo định mức nhân (x) đơn giá do Nhà nước quy định.

    - Chi phí nhiên liệu: Là chi phí sử dụng nhiên liệu trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, dự án.

    Chi phí nhiên liệu bằng (=) số lượng nhiên liệu tiêu hao theo định mức nhân (x) đơn giá do Nhà nước quy định.

    - Chi phí khấu hao khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành về khấu hao tài sản cố định đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo lộ trình kết cấu chi phí khấu hao tài sản cố định vào giá sản phẩm do cấp có thẩm quyền quy định.

    Trong đó chi phí khấu hao máy móc thiết bị là hao phí về máy móc thiết bị sử dụng trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, dự án. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị bằng (=) Số ca máy theo định mức nhân (x) Mức khấu hao một ca máy.

    Trong đó

    Mức khấu hao một ca máy

    =

    Nguyên giá

    Số ca máy sử dụng một năm

    x

    Số năm sử dụng

    Số ca máy sử dụng một năm: Máy ngoại nghiệp là 250 ca (riêng thiết bị đo biển là 200 ca); máy nội nghiệp là 500 ca.

    b) Chi phí quản lý chung: 

    Chi phí quản lý chung, gồm: chi phí tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) cho bộ máy quản lý; chi phí điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ cho bộ máy quản lý; chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, công cụ, dụng cụ đối với đơn vị sự nghiệp công lập (hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; doanh nghiệp thực hiện); chi hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết của đơn vị; chi phí chuyển quân; chi phí làm nhà tạm (hoặc thuê nhà trọ) cho lực lượng thi công; chi phí kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của đơn vị thực hiện và các chi phí khác mang tính chất quản lý có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ, dự án.

    a) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên); doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ, dự án, chi phí quản lý chung được xác định theo tỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp, quy định cho từng nhóm công việc như sau:

    Nhóm công việc

    Nhiệm vụ, dự án (hoặc hạng mục công việc có định mức kinh tế kỹ thuật)

    Nhiệm vụ, dự án (hoặc hạng mục công việc không có định mức kinh tế kỹ thuật)

    1. Ngoại nghiệp

     

     

    Nhóm I

    28%

    23%

    Nhóm II

    25%

    18%

    Nhóm III

    20%

    15%

    2. Nội nghiệp (nhóm I, II, III)

    15%

    12%

    Trong đó:

    * Ngoại nghiệp: gồm toàn bộ các công việc thực hiện ở thực địa.

    * Nội nghiệp: gồm toàn bộ các công việc thực hiện trong phòng làm việc.

    Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ, dự án theo đơn giá không tính chi phí khấu hao tài sản cố định, thì chi phí quản lý chung được tính theo tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp (không bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định).

    Việc phân bổ chi phí quản lý chung cho các nội dung chi phí cụ thể tại khoản 3 nêu trên, do các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương quyết định.

    Phân loại công việc của nhiệm vụ, dự án quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 136/2017/TT-BTC về quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (có hiệu lực ngày 06/02/2018), theo đó:

    1. Quản lý đất đai

    - Nhóm II: Điều tra, đánh giá đất đai theo định kỳ và theo chuyên đề; lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

    - Nhóm III: Tổng hợp, thống kê đất đai, kiểm kê đất đai; lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất, xác định giá đất, lập bản đồ giá đất; đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động đất đai; xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.

    2. Đo đạc và bản đồ

    - Nhóm I: Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia; đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia; thiết lập hệ quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng.

    - Nhóm II: Lập bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng; đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.

    - Nhóm III: Lập bản đồ hành chính; xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản, hệ thống không ảnh chuyên dụng; hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ; xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ, địa giới hành chính; thiết lập hệ quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng.

    3. Địa chất và khoáng sản

    - Nhóm I: Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất.

    - Nhóm II: Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng; điều tra địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và các chuyên đề về địa chất, khoáng sản; thăm dò một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội; khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ, lẻ; khu vực có khoáng sản độc hại; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.

    - Nhóm III: Thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; lưu trữ, quản lý thông tin về kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thông tin khoáng sản; tiếp nhận bảo quản và trưng bày mẫu vật địa chất, khoáng sản.

    4. Tài nguyên nước

    - Nhóm II: Điều tra, đánh giá tài nguyên nước; điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải vào nguồn nước.

    - Nhóm III: Hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên nước; kiểm kê tài nguyên nước; xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra; các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông; lập quy trình vận hành liên hồ chứa; xây dựng danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.

    5. Biển và Hải đảo

    - Nhóm II: Điều tra cơ bản tài nguyên biển và hải đảo; các nhiệm vụ, dự án, đề án thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

    - Nhóm III: Hoạt động quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo; quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; điều tra, đánh giá, thống kê, phân loại, quản lý tài nguyên biển và hải đảo; thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển; xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo.

    6. Khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu

    - Nhóm II: Điều tra, khảo sát bổ sung thông tin, dữ liệu cho mạng lưới trạm khí tượng thủy văn.

    - Nhóm III: Hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, truyền thông tin thiên tai; giám sát biến đổi khí hậu; xây dựng, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu; các nội dung khác về khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu.

    7. Viễn thám

    Nhóm III: Giám sát tài nguyên, thiên tai bằng công nghệ viễn thám; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu viễn thám.

    8. Đa dạng sinh học

    Nhóm III: Các nhiệm vụ chi về đa dạng sinh học; riêng chi hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn theo cơ chế tài chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

    9. Các nhiệm vụ chi khác

    Nhóm III: Xây dựng, tích hợp, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu chung về tài nguyên; thống kê chỉ tiêu về tài nguyên môi trường (không bao gồm thống kê lĩnh vực môi trường); ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, đánh giá, quản lý tài nguyên theo quy định của các pháp luật chuyên ngành (nếu có); xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá; các nhiệm vụ chi khác về tài nguyên môi trường (nếu có).

    b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan quản lý nhà nước đã được ngân sách nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ, dự án (nếu có): được tính chi phí quản lý chung tối đa 25 triệu đồng/năm/nhiệm vụ, dự án, đối với nhiệm vụ, dự án có tổng chi phí trực tiếp đến 5 tỷ đồng; trường hợp nhiệm vụ, dự án có tổng chi phí trực tiếp lớn hơn 5 tỷ đồng thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được bổ sung 0,003 của phần tăng thêm.

    Trường hợp nhiệm vụ, dự án có chi phí chuyển quân, chi phí làm nhà tạm (hoặc thuê nhà trọ) cho lực lượng thi công, chi phí kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của đơn vị thực hiện và các chi phí khác có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ, dự án (nếu có), đơn vị lập dự toán ở khoản mục các chi phí khác, theo khối lượng công việc thực hiện cụ thể, chế độ chi tiêu hiện hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Đối với nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ, dự án và khả năng của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, quy định tỷ lệ chi phí quản lý chung cho phù hợp, nhưng không vượt quá tỷ lệ chi phí quản lý chung quy định trên đây.

    Trên đây là tư vấn về lập dự toán chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường có định mức kinh tế kỹ thuật. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 136/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

    Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

    19