09:56 - 09/11/2024

Kinh phí tổ chức lễ hội cho di tích và hoạt động lễ hội từ đâu?

Xin hỏi các hoạt động tổ chức lễ hội cho di tích, lễ hội truyền thống lấy nguồn kinh phí, tài chính từ đâu?

Nội dung chính

    Kinh phí tổ chức lễ hội cho di tích và hoạt động lễ hội từ đâu?

    Tại Điều 4 Thông tư 04/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 19/03/2023) quy định về nguồn tài chính để tổ chức lễ hội cho di tích và hoạt động lễ hội như sau:

    - Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

    - Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương.

    - Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định.

    - Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).

     

    (Hình từ Internet)

    Lễ hội, di tích nào được áp dụng khoản chi cho công tác tổ chức lễ hội cho di tích và hoạt động lễ hội?

    Theo Điều 1 Thông tư 04/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 19/03/2023) quy định về đối tượng áp dụng khoản chi cho công tác tổ chức lễ hội cho di tích và hoạt động lễ hội như sau:

    Phạm vi điều chỉnh
    1. Thông tư này hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.
    2. Lễ hội, di tích quy định tại Thông tư này bao gồm:
    a) Lễ hội theo Điều 3 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài;
    b) Di tích theo Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh.
    3. Thông tư này không điều chỉnh:
    a) Quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Thủ tướng Chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
    b) Quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

    Theo đó, các lễ hội, di tích được áp dụng khoản chi cho công tác tổ chức lễ hội cho di tích và hoạt động lễ hội gồm:

    - Lễ hội gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài;

    - Di tích gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh.

    Công tác tổ chức lễ hội cho di tích và hoạt động lễ hội gồm những khoản chi nào?

    Căn cứ Điều 7 Thông tư 04/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 19/03/2023) quy định về nội dung chi cho công tác tổ chức lễ hội cho di tích và hoạt động lễ hội như sau:

    Nội dung chi, mức chi cho công tác tổ chức lễ hội
    1. Nội dung chi tùy theo từng lễ hội bao gồm:
    a) Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về lễ hội;
    b) Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham gia, nghiên cứu lễ hội;
    c) Chi phục dựng, trình diễn, biểu diễn và thực hiện nghi lễ truyền thống; chi ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức lễ hội;
    d) Chi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội nghị, hội thảo và các sự kiện giới thiệu về giá trị văn hóa của lễ hội;
    đ) Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực lễ hội;
    e) Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu, tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, cước phí internet, lễ tân, khánh tiết, tiền sử dụng dịch vụ kỹ thuật, thuê địa điểm, thiết bị, nhân sự phục vụ sự kiện và thuê khác;
    g) Chi thù lao cho các thành viên của Ban tổ chức lễ hội và những người được Ban tổ chức lễ hội cử tham gia hoạt động lễ hội;
    h) Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; chi hoạt động từ thiện, nhân đạo; các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng lễ hội.
    2. Mức chi do Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội quyết định theo Quy chế tổ chức, tài chính lễ hội, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

    Như vậy, nội dung chi cho công tác tổ chức lễ hội cho di tích và hoạt động lễ hội gồm:

    - Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về lễ hội;

    - Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham gia, nghiên cứu lễ hội;

    - Chi phục dựng, trình diễn, biểu diễn và thực hiện nghi lễ truyền thống; chi ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức lễ hội;

    - Chi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội nghị, hội thảo và các sự kiện giới thiệu về giá trị văn hóa của lễ hội;

    - Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực lễ hội;

    - Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu, tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, cước phí internet, lễ tân, khánh tiết, tiền sử dụng dịch vụ kỹ thuật, thuê địa điểm, thiết bị, nhân sự phục vụ sự kiện và thuê khác;

    - Chi thù lao cho các thành viên của Ban tổ chức lễ hội và những người được Ban tổ chức lễ hội cử tham gia hoạt động lễ hội;

    - Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; chi hoạt động từ thiện, nhân đạo; các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng lễ hội.

    Trân trọng!

    8