Thứ 4, Ngày 30/10/2024
15:19 - 01/10/2024

Khi nào Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải công bố thông tin bất thường?

Cho tôi hỏi theo luật thì chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam công bố thông tin bất thường trong trường hợp nào?

Nội dung chính

    Khi nào Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải công bố thông tin bất thường?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 123 Luật Chứng khoán 2019 (Có hiệu lực ngày 01/01/2021) quy định chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải công bố thông tin bất thường trong những trường hợp sau:

    - Tài khoản của công ty tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản thanh toán; tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa trong các trường hợp quy định tại điểm này;

    - Tạm ngừng kinh doanh; thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung hoặc bị đình chỉ, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;

    - Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định của pháp luật;

    - Quyết định mua lại cổ phiếu của công ty; ngày thực hiện quyền mua cổ phần của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phần hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán, phát hành chứng khoán;

    - Quyết định về việc tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp; chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; thành lập, giải thể công ty con, công ty liên kết, giao dịch dẫn đến một công ty trở thành hoặc không còn là công ty con, công ty liên kết; thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện;

    - Quyết định thay đổi kỳ kế toán, chính sách kế toán áp dụng; kết quả điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính; ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán đối với báo cáo tài chính; việc lựa chọn hoặc thay đổi công ty kiểm toán;

    - Thay đổi, bổ nhiệm mới người nội bộ;

    - Quyết định mua, bán tài sản hoặc thực hiện các giao dịch có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được soát xét;

    - Có quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty; thông báo của Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp;

    - Có quyết định khởi tố đối với công ty, người nội bộ của công ty;

    - Được chấp thuận hoặc bị hủy bỏ niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài;

    - Có quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với công ty, chi nhánh, người hành nghề chứng khoán của công ty, chi nhánh; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn, thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

    - Có quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đặt công ty vào diện cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt hoặc đưa ra khỏi diện cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt; đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động hoặc chấm dứt tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động;

    - Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc thành lập, đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện ở trong nước hoặc nước ngoài, việc đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

    - Sự kiện khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.