Khi nào chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động?
Nội dung chính
Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam khi nào bị đình chỉ hoạt động?
Được biết Quốc hội mới thông qua Luật chứng khoán mới, cho tôi hỏi theo luật mới thì chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động trong những trường hợp nào?
Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 94 Luật Chứng khoán 2019 quy định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ hoạt động của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
- Hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán có thông tin sai sự thật;
- Không khắc phục được tình trạng theo quy định tại Điều 92 Luật Chứng khoán 2019 ;
- Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép;
- Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Chứng khoán 2019 t này hoặc điều kiện vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu sau thời hạn khắc phục quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Chứng khoán 2019.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!
Khi nào chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động? (Hình từ Internet)
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán khi nào?
Chào ban biên tập, cho tôi hỏi theo quy định mới điều chỉnh về lĩnh vực chứng khoán thì những trường hợp nào công ty chứng khoán bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động kinh doanh? Xin cảm ơn!
Trả lời: Căn cứ Khoản 4 Điều 94Luật Chứng khoán 2019 quy định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong các trường hợp sau đây:
- Hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán có thông tin sai sự thật;
- Không khắc phục được tình trạng theo quy định tại Điều 92 Luật Chứng khoán 2019 ;
- Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép;
- Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Chứng khoán 2019 này hoặc điều kiện vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu sau thời hạn khắc phục quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật này.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!
Các đối tượng công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
Chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu về lĩnh vực chứng khoán theo quy định mới và có thắc mắc là những đối tượng nào phải công bố thông tin? Nhờ hỗ trợ giải đáp.
Căn cứ Điều 118 Luật Chứng khoán 2019 quy định các đối tượng công bố thông tin bao gồm:
- Công ty đại chúng;
- Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng;
- Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;
- Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;
- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;
- Cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo quy định tại khoản 45 Điều 4 của Luật này và người có liên quan của người nội bộ;
- Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;
- Đối tượng khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đối với công ty đại chúng là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, việc công bố thông tin thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng!