Khi chuyển từ phương pháp khoán sang phương pháp kê khai thuế thì hàng tồn kho được xác định sử dụng hóa đơn thế nào?
Nội dung chính
Đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán như thế nào?
Thuế khoán là một loại thuế dành cho cá nhân hay còn gọi là loại thuế trọn gói, do mức thuế thấp khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có thẩm quyền định mức một khoản thuế tương ứng cho cá nhân kinh doanh cần phải nộp. Theo đó, thuế khoán thường áp dụng cho loại hình là hộ kinh doanh cá thể.
Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế khoán như sau:
"Điều 7. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1. Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này..."
Theo đó, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc các trường hợp dưới đây sẽ áp dụng phương pháp khoán:
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn;
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
- Cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.
Khi chuyển từ phương pháp khoán sang phương pháp kê khai thuế thì hàng tồn kho được xác định sử dụng hóa đơn thế nào? (Hình từ internet)
Sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kê khai thuế?
Tại Câu 8 Cẩm nang về hóa đơn điện tử số 2 của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn như sau:
Tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nộp thuế theo phương pháp khoán thuế như sau:
"Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
1. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.
3. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết căn cứ, trình tự để xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai."
Tại khoản 1 Điều 90 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
“ Điều 90. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử phải giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ....”
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 88/2021/TT-BTC thì:
“ Điều 4. Chứng từ kế toán
..
3. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hóa đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế...”
Khi chuyển từ phương pháp khoán sang phương pháp kê khai thuế thì hàng tồn kho được xác định sử dụng hóa đơn như thế nào?
Tại Câu 8 Cẩm nang về hóa đơn điện tử số 2 của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn như sau:
- Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, từ 01/01/2022 (thời điểm có hiệu lực của Thông tư 88/2021/TT-BTC) tất cả giao dịch mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ của Hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai đều phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định.
- Trường hợp các giao dịch phát sinh trước 01/01/2022, theo quy định trước đây hộ khoán không bắt buộc phải lưu giữ hóa đơn chứng từ, do đó sẽ phát sinh các trường hợp hàng tồn kho mua trước 01/01/2022 có thể sẽ không có hóa đơn chứng từ theo quy định.
+ Trường hợp này hộ kinh doanh tự xác định, tự chịu trách nhiệm khi cập nhật vào sổ kế toán đối với hàng tồn kho không có hóa đơn chứng từ được mua trước 01/01/2022.
+ Cơ quan thuế trong quá trình quản lý có trách nhiệm kiểm tra và quản lý theo rủi ro đối với những trường hợp có dấu hiệu cập nhật giá trị hàng tồn kho không phù hợp thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu bán ra để tránh các trường hợp lợi dụng.
Trên đây là hướng dẫn về xử lý hóa đơn đối với hàng tồn kho khi chuyển từ phương pháp thuế khoán sang phương pháp kê khai thuế bạn đọc có thể tham khảo.
Tải Cẩm nang về hóa đơn điện tử số 2: Tại đây.