14:25 - 08/11/2024

Kế toán trường học có được xem là công chức hay không?

Kế toán trường học có được xem là công chức hay không? Phó Giám đốc Sở Xây dựng có phải là công chức không? Giám đốc Sở Xây dựng là cán bộ hay công chức?

Nội dung chính

    Kế toán trường học có được xem là công chức hay không?

     Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 06/2010/NĐ-CP thì căn cứ xác định công chức được quy định như sau:

    Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định này.

    Ngoài ra tại Điều 11 của Nghị định này quy định về công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

    1. Đơn vị sự nghiệp công lập nói tại Nghị định này là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

    2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.

    3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    5. Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

    Như vậy với trường hợp của chị họ bạn là kế toán trường học thì không phải là công chức.

    Phó Giám đốc Sở Xây dựng có phải là công chức không?

    Hiện tại Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh tôi có một số lỗi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, tôi không xác định được chức danh này là cán bộ hay công chức để sử dụng quy định phù hợp xử lý kỷ luật. Cho tôi hỏi chức danh này là cán bộ hay công chức? Nhờ phản hồi sớm, cảm ơn!

    Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh bao gồm:

    - Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân;

    - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;

    - Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân.

    Tại Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định các sở (cơ quan chuyên môn) được tổ chức thống nhất ở các địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: ... Sở Xây dựng.

    Như vậy, căn cứ quy định trên thì Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, nên Phó Giám đốc Sở Xây dựng là công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ!

    Giám đốc Sở Xây dựng là cán bộ hay công chức?

    Tôi đang tìm hiểu về các chức danh trong Sở Xây dựng, được biết Giám đốc sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc là với vị trí Giám đốc Sở Xây dựng thì sẽ thuộc biên chế công chức hay cán bộ? Nhờ hỗ trợ!

    Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh bao gồm:

    - Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân;

    - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;

    - Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân.

    Tại Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định các sở (cơ quan chuyên môn) được tổ chức thống nhất ở các địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: ... Sở Xây dựng.

    Như vậy, căn cứ quy định trên thì cấp phó và cấp trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là công chức, nên Giám đốc Sở Xây dựng là công chức.

     

    260
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ