11:34 - 09/11/2024

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc Trinitrotoluen nghề nghiệp

Hiện nay, người sử dụng lao động không quan tâm chú trọng lắm tới sức khỏe của người lao động. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi việc chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc Trinitrotoluen nghề nghiệp được hướng dẫn cụ thể như thế nào?

Nội dung chính

    Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc Trinitrotoluen nghề nghiệp

    Theo quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

    1. Định nghĩa

    Bệnh nhiễm độc trinitrotoluene (TNT) nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với trinitrotoluen trong quá trình lao động.

    2. Yếu tố gây bệnh

    TNT trong môi trường lao động.

    3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

    - Sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tái thu hồi thuốc nổ TNT;

    - Sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, sửa chữa, thu hồi và tiêu hủy các loại vật liệu nổ có thành phần TNT;

    - Phòng thí nghiệm có sử dụng TNT;

    - Nghề, công việc khác có tiếp xúc với TNT.

    4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

    4.1. Nhiễm độc cấp tính

    Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong các tiêu chí sau:

    - Nồng độ TNT trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

    - Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.

    4.2. Nhiễm độc mạn tính

    Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng hai trong ba tiêu chí sau:

    - Tiếp xúc với TNT trong môi trường lao động, đặc biệt tiếp xúc qua da;

    - Nồng độ TNT trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

    - Sản phẩm chuyển hóa của TNT trong nước tiểu hoặc TNT trong máu.

    5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu

    - Nhiễm độc cấp tính: 2 phút;

    - Nhiễm độc mạn tính: 2 tháng.

    6. Thời gian bảo đảm

    - Nhiễm độc cấp tính: 7 ngày;

    - Nhiễm độc mạn tính: 6 tháng

    7. Chẩn đoán

    7.1. Nhiễm độc cấp tính

    Có thể có các triệu chứng sau:

    - Tăng MetHb:

    MetHb máu
    (%)

    Biu hiện lâm sàng

    15-<30

    Xanh tím, máu có màu cà phê

    30-<50

    Khó thở; đau đầu; chóng mặt; mệt mỏi; ngất xỉu

    50-70

    Thở nhanh nông; rối loạn nhịp tim; co giật; ức chế thần kinh trung ương; nhiễm toan chuyển hóa; hôn mê

    > 70

    Tử vong

    - Viêm gan nhiễm độc cấp tính;

    - Tan máu cấp tính;

    - Kích ứng niêm mạc mắt, mũi và họng.

    7.2. Nhiễm độc mạn tính

    Có thể có các triệu chứng sau:

    - Viêm da tiếp xúc: ban sần, nề, tróc vảy, da có thể có màu vàng (tay, chân);

    - Tổn thương gan: Viêm gan mạn tính, suy tế bào gan, xơ gan;

    - Tổn thương máu và cơ quan tạo máu: Thiếu máu, suy tủy (một dòng, hai dòng hoặc cả ba dòng tế bào máu);

    - Tổn thương thị giác: Đục thủy tinh thể chu biên (từ vỏ vào trung tâm, dạng hình cung không đồng đều);

    - Tổn thương cơ quan sinh dục: Giảm chức năng sinh dục nam;

    - MetHb máu: Từ trên 1,5 % đến dưới 15%.

    8. Chẩn đoán phân biệt

    Nhiễm độc TNT không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.

    9. Hướng dẫn giám định

    TT

    Tổn thương cơ thể

    Tỷ lệ (%)

    1.

    Thiếu máu

     

    1.1.

    Mức độ 1 (nhẹ)

    11 - 15

    1.2.

    Mức độ 2 (vừa)

    26 - 30

    1.3.

    Mức độ 3 (nặng)

    41 - 45

    1.4.

    Mức độ 4 (rất nặng)

    61 - 65

    1.5.

    Bệnh có biến chứng: tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng ở các cơ quan bộ phận tương ứng được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

     

    2.

    Suy tủy

     

    2.1.

    Giảm Hồng cầu: Tỷ lệ được tính như tỷ lệ của mức độ thiếu máu được quy định tại Mục 1.

     

    2.2.

    Giảm Bạch cầu

     

    2.2.1.

    Mức độ 1 (nhẹ)

    11 - 15

    2.2.2.

    Mức độ 2 (vừa)

    21 - 25

    2.2.3.

    Mức độ 3 (nặng)

    31 - 35

    2.2.4.

    Mức độ 4 (rất nặng)

    51 - 55

    2.3.

    Giảm Tiểu cầu

     

    2.3.1.

    Mức độ 1 (nhẹ)

    11 - 15

    2.3.2.

    Mức độ 2 (vừa)

    21 - 25

    2.3.3.

    Mức độ 3 (nặng)

    31 - 35

    2.3.4.

    Mức độ 4 (rất nặng)

    41 - 45

    2.4.

    Suy tủy

     

     

    - Giảm từ 1 dòng: tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ mục tổn thương một dòng Mục 2.1; Mục 2.2; Mục 2.3

    - Giảm từ 2 dòng trở lên: tỷ lộ được tính bảng tỷ lệ mục tổn thương một dòng cộng lùi với tỷ lệ giảm các dòng khác tương ứng.

     

    3.

    Viêm gan mạn

     

    3.1.

    Viêm gan mạn ổn định

    26 - 30

    3.2.

    Viêm gan mạn tiến triển

    41 - 45

    4.

    Suy chức năng gan

     

    4.1.

    Suy chức năng gan nhẹ (chưa có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-Pugh A)

    21 - 25

    4.2.

    Suy chức năng gan vừa (có triệu chứng làm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-Pugh B)

    41 - 45

    4.3

    Suy chức năng gan nặng (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-PughC)

    61 - 65

    5

    Xơ gan

     

    5.1.

    Giai đoạn 0

    31 - 35

    5.2.

    Giai đoạn 1 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ I)

    41 - 45

    5.3.

    Giai đoạn 2 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ II)

    61 - 65

    5.4.

    Giai đoạn 3 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ III)

    71 - 75

    6.

    Tổn thương thủy tinh thể: Áp dụng tỷ lệ quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này

     

    7.

    Suy giảm chức năng sinh dục nam

     

    7.1.

    Liệt dương không hoàn toàn

    21 - 25

    7.2.

    Liệt dương hoàn toàn

    31 - 35

    8

    Tổn thương da để lại di chứng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ

     

    8.1.

    Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc da hoặc rối loạn sắc tố

     

    8.1.1.

    Vùng mặt, cổ

     

    8.1.1.1

    Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

    1 - 2

    8.1.1.2.

    Diện tích từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

    3 - 4

    8.1.1.3.

    Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

    5 - 9

    8.1.1.4.

    Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

    11 - 15

    8.1.1.5.

    Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

    16 - 20

    8.1.2.

    Vùng lưng - ngực - bụng

     

    8.1.2.1.

    Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

    1 - 2

    8.1.2.2.

    Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

    3 - 4

    8.1.2.3.

    Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

    5 - 9

    8.1.2.4.

    Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

    11 - 15

    8.1.2.5.

    Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

    16 - 20

    8.1.2.6.

    Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

    21 - 25

    8.1.2.7.

    Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

    26 - 30

    8.1.3.

    Chi trên hoặc chi dưới một bên

     

    8.1.3.1.

    Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

    1 - 2

    8.1.3.2.

    Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

    3 - 4

    8.1.3.3.

    Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

    5 - 9

    8.1.3.4.

    Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

    11 - 15

    8.1.3.5.

    Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

    16 - 20

    8.2.

    Tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc mỡ), mụn nước, da dày lichen hóa

     

    8.2.1.

    Vùng mặt, cổ

     

    8.2.1.1.

    Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

    1 - 3

    8.2.1.2.

    Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

    5 - 9

    8.2.1.3.

    Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

    11 - 15

    8.2.1.4.

    Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

    16 - 20

    8.2.1.5.

    Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

    21 - 25

    8.2.2.

    Vùng lưng, ngực, bụng

     

    8.2.2.1.

    Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

    1 - 2

    8.22.2.

    Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

    3 - 4

    8.2.2.3.

    Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện tích cơ thể

    11 - 15

    8.2.2.4.

    Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

    16 - 20

    8.2.2.5.

    Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

    21 - 25

    8.2.2.6.

    Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

    26 - 30

    8.2.2.7.

    Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

    31 - 35

    8.2.3.

    Chi trên hoặc chi dưới một bên

     

    8.2.3.1.

    Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

    1 - 3

    8.13.2,

    Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

    5 - 9

    8.2.3.3.

    Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

    11 - 15

    8.2.3.4.

    Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

    16 - 20

    8.2.3.5.

    Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

    21 - 25

    8.3.

    Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, nút, củ, cục, sùi

     

    8.3.1.

    Vùng mặt, cổ

     

    8.3.1.1.

    Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

    5 - 9

    8.3.1.2.

    Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

    11 - 15

    8.3.1.3.

    Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

    16 - 20

    8.3.1.4.

    Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể

    21 - 25

    8.3.1.5.

    Diện tích tổn thương từ 3% diện tích cơ thể trở lên

    26 - 30

    8.3.2.

    Vùng lưng, ngực, bụng

     

    8.3.2.1.

    Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

    1 - 3

    8.3.2.2.

    Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

    5 - 9

    8.3.2.3.

    Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện tích cơ thể

    16 - 20

    8.3.2.4.

    Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

    21 - 25

    8.3.2.5.

    Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

    26 - 30

    83.2.6.

    Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến 36% diện tích cơ thể

    31 - 35

    8.3.3.

    Chi trên hoặc chi dưới một bên

     

    8.3.3.1.

    Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

    5 - 9

    8.3.3.2.

    Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

    11 - 15

    8.3.3.3.

    Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

    16 - 20

    8.3.3.4.

    Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

    21 - 25

    8.3.3.5.

    Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

    26 - 30

     

    - Nếu diện tích da bị tổn thương chiếm từ 20 % diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng thêm (cộng lùi) 10%.

    - Nếu nhiều loại tổn thương da (trong Mục 8.1; 8.2; 8.3 nêu trên) trên cùng một vị trí thì áp dụng tỷ lệ của loại tổn thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể cao nhất.

     

    9.

    Biến chứng (di chứng) khác ở các cơ quan, bộ phận do nhiễm độc TNT được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH. Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ ống thận mạn, bệnh thận mạn tính (nếu có) áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể quy định tại Mục 9, Phụ lục 9 của Thông tư này

     

    Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc Trinitrotoluen nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

     

    12