15:22 - 13/11/2024

Hòa giải viên thương mại có được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đã tiến hành hòa giải không?

Hòa giải viên thương mại có được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đã tiến hành hòa giải không?

Nội dung chính

    1. Hòa giải viên thương mại có được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đã tiến hành hòa giải không?

    Căn cứ Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại như sau:

    1. Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây:

    a) Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;

    b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;

    c) Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;

    d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.

    2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;

    b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;

    c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;

    d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;

    đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

    e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, hòa giải viên thương mại có nghĩa vụ không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Do đó, hòa giải viên thương mại vẫn được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đã tiến hành hòa giải trong trường hợp hai bên có thỏa thuận lựa chọn hòa giải viên đó làm trọng tài viên.

    2. Các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải có những quyền và nghĩa vụ gì?

    Theo Điều 13 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải như sau:

    1. Các bên tranh chấp có các quyền sau đây:

    a) Lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải;

    b) Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải;

    c) Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai;

    d) Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải;

    đ) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    2. Các bên tranh chấp có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại;

    b) Thi hành kết quả hòa giải thành;

    c) Trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

    d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    Theo đó, các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải có những quyền và nghĩa vụ quy định trên.

    3. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện ra sao?

    Tại Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải như sau:

    1. Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.

    2. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.

    3. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.

    4. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

    Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải được tiến hành theo quy định trên.

    Trân trọng!

    165
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ