08:56 - 18/12/2024

Hình phạt đối với tội phạm hiếp dâm tập thể được quy định như thế nào? Tội hiếp dâm chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại có đúng không?

Tôi muốn hỏi Hình phạt đối với tội phạm hiếp dâm tập thể được quy định như thế nào?

Nội dung chính


    Hành vi hiếp dâm tập thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

    Tội hiếp dâm
    ...
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
    c) Nhiều người hiếp một người;
    d) Phạm tội 02 lần trở lên;
    đ) Đối với 02 người trở lên;
    e) Có tính chất loạn luân;
    g) Làm nạn nhân có thai;
    h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
    i) Tái phạm nguy hiểm.

    Theo đó, người có hành vi hiếp dâm tập thể có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu thoả mãn các cấu thành của tội danh này và không có các tình tiết định khung được quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

    Trường hợp tội phạm có những tình tiết quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì chủ thể thực hiện có thể bị phạt tù tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc với mức cao nhất là chung thân nếu thoả mãn các cấu thành của tội danh này

    .Các tình tiết định khung được quy định tại khoản 3 nêu trên bao gồm:

    Tội hiếp dâm
    ...
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
    c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

    Ngoài ra, hiếp dâm tập thể mà trong trường hợp nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình theo khoản 3 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

    Hình phạt dành nào cho tội phạm hiếp dâm tập thể dẫn đến sự việc nạn nhân phải nhảy lầu tự tử?

    Hình phạt dành nào cho tội phạm hiếp dâm tập thể dẫn đến sự việc nạn nhân phải nhảy lầu tự tử? (Hình từ Imternet)

    Cơ quan nào có thẩm quyền xét tội phạm hiếp dâm tập thể?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

    Phân loại tội phạm
    1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
    a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
    b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
    c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
    d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

    Theo quy định trên thì tội phạm hiếp dâm tập thể được xếp vào tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

    Thẩm quyền xét xử của Tòa án
    1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
    a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
    b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
    c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
    d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền xét xử tội phạm đặc biệt nghiệm trọng này.

    Vậy nên căn cứ vào khoản 2 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

    Thẩm quyền xét xử của Tòa án
    ....
    2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
    a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
    b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
    c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

    Theo quy định trên, thẩm quyền xét xử người phạm tội hiếp dâm tập thể dẫn đến nạn nhân tử tự thuộc về tòa án nhân dân cấp Tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu.

    Tội hiếp dâm chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại có đúng không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021) có quy định như sau:

    Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
    Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

    Theo đó, chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại nếu phạm tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) . Trường hợp hành vi hiếp dâm được quy về các khoản khác của Điều 141 thì Tội hiếp dâm có thể bị khởi tố mà không cần yêu cầu của bị hại

    590
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ