16:32 - 27/11/2024

Hành vị tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin bị xử lý như thế nào?

Hành vị tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin là gì? Tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin sẽ bị xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Hành vị tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin là gì?

    Hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin là hành động mà một cá nhân hoặc tổ chức có quyền lực, quyền điều hành, hoặc kiểm soát bắt buộc trẻ em tham gia vào việc đi ăn xin nhằm mục đích thu lợi cá nhân, kiếm tiền hoặc phục vụ lợi ích của người khác. Hành vi này thường liên quan đến việc lợi dụng sự thiếu thốn, dễ bị tổn thương và thiếu khả năng tự bảo vệ của trẻ em.

    Việc ép buộc trẻ em đi ăn xin vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của trẻ, như quyền được bảo vệ khỏi bạo lực, quyền được học hành, quyền có một cuộc sống an toàn và lành mạnh. Trẻ em phải sống trong môi trường không an toàn, không có sự quan tâm đúng mức, có thể bị tổn thương về thể chất và tinh thần, thậm chí là đối mặt với nguy cơ bị xâm hại tình dục hoặc lạm dụng.Hành vi này không chỉ vi phạm quyền trẻ em mà còn vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em và chống bóc lột lao động trẻ em.

    Hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin có thể bị xử lý theo một số điều khoản trong Bộ luật Hình sự. Hiện tại không có một điều luật cụ thể nào trong Bộ luật Hình sự quy định chính xác về việc "ép buộc trẻ em đi ăn xin."

    Tuy nhiên, hành vi này có thể bị xử lý dưới một số tội danh liên quan đến bóc lột, lợi dụng trẻ em hoặc hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật hình sự 2015, Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 297 Bộ luật hình sự 2015,...).

    Hành vị tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin bị xử lý như thế nào?

    Hành vị tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

    Hành vị tổ chức, ép buộc trẻ em đi ăn xin bị xử lý như thế nào?

    Hành vi tổ chức hoặc ép buộc trẻ em đi ăn xin là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Việt Nam, vì nó xâm phạm quyền lợi và sự phát triển của trẻ em. Theo các quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi này có thể bị xử lý hình sự và hành chính.

    Hành vi bắt trẻ em đi ăn xin được quy định tại điểm a khoản 2, khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục như sau:

    Vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn
    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em;
    b) Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;
    b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em;
    b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;
    c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
    d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
    4. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này.
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
    b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.

    Như vậy, đối với hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn có thể bị phạt đến 15 triệu đồng. Đồng trời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm.

    Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.

    Cha mẹ hay người thân ép buộc con mình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống có bị xử phạt không?

    Cha mẹ hay người thân ép buộc con mình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống thì sẽ bị phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

    Hành vi bạo lực về kinh tế
    Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
    2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
    3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

    Như vậy, cha mẹ hoặc người thân ép buộc con mình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền lợi trẻ em, và có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    Ngoài ra, cha mẹ có thể bị hạn chế quyền nuôi con đối với con chưa thành niên nếu xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    10