17:32 - 09/11/2024

Góp vốn điều lệ công ty cổ phần bằng cổ phần công ty khác

Tôi góp vốn thành lập công ty cổ phần A, với số tiền 400tr đồng, chiếm 40% cổ phần của công ty A. Vốn điều lệ của A là 1 tỷ đồng. Nay tôi muốn dùng cổ phần của tôi ở công ty A để góp vốn thành lập công ty TNHH B, vốn đăng ký dự kiến 2 tỷ đồng. Các thành viên còn lại của B cũng góp vốn bằng cổ phần của mình ở A hoặc một công ty thứ ba. Tôi xin hỏi, nếu hội đồng thành viên B định giá cổ phần A của tôi là 800tr đồng, tương ứng với việc tôi đổi 400tr đồng cổ phần A lấy 800tr đồng cổ phần B, thì việc định giá này có hợp pháp hay không? Tôi có phải nộp thuế TNCN hay không? Nếu ban đầu tôi đổi 400tr đồng cổ phần A lấy 400tr đồng cổ phần B, sau đó hội đồng thành viên B xác định cổ phần A có giá 2x, nghĩa là phần vốn góp của tôi trở thành 800tr đồng, thì công ty B có thể đăng ký thay đổi vốn điều lệ hay không? Tôi có phải nộp thuế TNCN hay không?

Nội dung chính

    Góp vốn điều lệ công ty cổ phần bằng cổ phần công ty khác 

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại Điều 30 về định giá tài sản:
    1.   Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
    2.     Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
    3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
    Như vậy với tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Với trường hợp các thành viên của công ty định giá không đúng với giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm góp thì các thành viên này phải liên đới chịu trách nhiệm như đã quy định ở trên.
    Việc bạn nói đổi cổ phần tại Công ty A với phần vốn góp tại Công ty B thực chất là việc bạn góp vốn vào Công ty B, việc định giá cao hơn mức giá trị trên giấy tờ tại Công ty A không phát sinh thu nhập cá nhân chịu thuế theo Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành (theo luật chỉ thu thuế với trường hợp chuyển nhượng vốn góp, lợi nhuận phát sinh…). 

    13