05:23 - 08/01/2025

Giáo viên trung học cơ sở là viên chức muốn đổi thành giáo viên trung học phổ thông thì phải đáp ứng điều kiện gì?

Giáo viên trung học cơ sở là viên chức muốn đổi thành giáo viên trung học phổ thông thì phải đáp ứng điều kiện gì?

Nội dung chính

    Giáo viên trung học cơ sở là viên chức muốn đổi thành giáo viên trung học phổ thông thì phải đáp ứng điều kiện gì?

    Điều kiện thay đổi vị trí việc làm được quy định tại Điều 32 Luật Viên chức 2010 như sau:

    Thay đổi vị trí việc làm
    1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
    2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
    3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.

    Như vậy, giáo viên trung học cơ sở là viên chức có thể thay đổi vị trí việc làm sang làm giáo viên trung học phổ thông nếu đơn vị sự nghiệp có nhu cầu.

    Thông thường nếu viên chức muốn chuyển từ giáo viên giáo viên trung học cơ sở thành giáo viên trung học phổ thông sẽ xin thôi việc ở nơi làm việc hiện tại và ứng tuyển viên chức ở trường trung học phổ thông.

    >>Xem thêm: Trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định thế nào?

    Giáo viên trung học cơ sở là viên chức muốn đổi thành giáo viên trung học phổ thông thì phải đáp ứng điều kiện gì?

    Giáo viên trung học cơ sở là viên chức muốn đổi thành giáo viên trung học phổ thông thì phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)

    Để trở thành giáo viên trung học phổ thông hạng 3 thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

    Viên chức chuyển sang làm giáo viên trung học phổ thông hạng 3 cần đảm bảo các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) như sau:

    (1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

    - Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.

    Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông

    (2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

    - Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;

    - Biết xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng một số bài học theo chủ đề liên môn đối với những kiến thức giao thoa giữa các môn học; tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, kĩ thuật dạy học, các mô hình dạy học mới tích hợp;

    - Biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ, thiết bị dạy học và học liệu trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh;

    - Có khả năng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, phát hiện tài năng, năng khiếu học sinh; hỗ trợ học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông;

    - Có khả năng dạy học qua internet, trên truyền hình theo chương trình môn học;

    - Sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

    - Biết vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh hoặc làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp trung học phổ thông;

    - Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cấp trường trở lên;

    - Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;

    - Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

    Điều kiện xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng 1 là gì?

    Theo Mục 4 Chương II Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định Giáo viên trung học phổ thông được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông (THPT) hạng II (mã số V.07.05.14) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    - Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15).

    - Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III và tương đương, có 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

    - Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.

    - Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 4 Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.

    - Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT. Trường hợp giáo viên trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thực hiện theo quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.

    26