15:18 - 03/12/2024

Duy trì dòng chảy tối thiểu có phải là một phần của hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt không?

Những trường hợp nào cần phải xác định dòng chảy tối thiểu? Phương pháp nào được sử dụng để xác định các đặc trưng dòng chảy trên sông, suối?

Nội dung chính

    Những trường hợp nào cần phải xác định dòng chảy tối thiểu?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định các trường hợp phải xác định dòng chảy tối thiểu bao gồm:

    (1) Sông, suối có các công trình chuyển nước, đập, hồ chứa, công trình khai thác nước lớn có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, hệ sinh thái thủy sinh.

    - Căn cứ nguồn lực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tầm quan trọng của nguồn nước, yêu cầu phòng, chống thiên tai, yêu cầu bảo vệ nguồn nước, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 24 Luật Tài nguyên nước 2023 quyết định thứ tự ưu tiên, vị trí cần duy trì dòng chảy tối thiểu của từng sông, suối cần xác định dòng chảy tối thiểu.

    (2) Đập, hồ chứa xây dựng trên các sông, suối, trừ trường hợp các đập, hồ chứa đã đi vào vận hành mà không thể điều chỉnh, bổ sung hạng mục công trình xả dòng chảy tối thiểu.

    Những trường hợp nào cần phải xác định dòng chảy tối thiểu?

    Những trường hợp nào cần phải xác định dòng chảy tối thiểu? (Hình từ internet)

    Phương pháp nào được sử dụng để xác định các đặc trưng dòng chảy trên sông, suối?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT thì căn cứ vào số liệu quan trắc khí tượng thủy văn hiện có và đặc điểm của lưu vực, việc xác định các đặc trưng dòng chảy trên sông suối được thực hiện bằng một trong các phương pháp sau:

    (1) Trường hợp trên sông suối có trạm thuỷ văn, trạm quan trắc tài nguyên nước có chuỗi số liệu quan trắc thủy văn từ 20 năm trở lên và chênh lệch về diện tích lưu vực của trạm thủy văn với diện tích lưu vực tại vị trí cần xác định dòng chảy tối thiểu không quá 10%:

    Sử dụng quan hệ tương quan (theo tỷ lệ lượng mưa năm và diện tích lưu vực) với số liệu dòng chảy của trạm quan trắc thủy văn để xác định;

    (2) Trường hợp trên sông suối có trạm quan trắc thuỷ văn với chuỗi số liệu quan trắc thủy văn từ 20 năm trở lên nhưng chênh lệch về diện tích lưu vực của trạm thủy văn với diện tích lưu vực của vị trí xác định dòng chảy tối thiểu trên 10% hoặc chuỗi số liệu quan trắc thủy văn nhỏ hơn 20 năm hoặc không có trạm quan trắc thủy văn trên sông, suối, thì xem xét, lựa chọn một trong các phương pháp sau:

    - Phương pháp lưu vực tương tự với trạm thủy văn có chuỗi số liệu từ 20 năm trở lên nếu chênh lệch về diện tích của hai lưu vực không vượt quá năm (05) lần và giữa hai lưu vực tương tự nhau về điều kiện cơ bản hình thành dòng chảy, tính đồng bộ về dao động dòng chảy.

    - Phương pháp quan hệ tương quan giữa lượng mưa năm và dòng chảy năm.

    - Phương pháp mô hình toán thủy văn, thủy lực.

    - Phương pháp khác phù hợp với đặc điểm thủy văn, điều kiện số liệu khí tượng thủy văn của khu vực.

    Duy trì dòng chảy tối thiểu có phải là một phần của hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 18 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023  quy định:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    18. Dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông, suối hoặc đoạn sông, suối nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng nước....

    Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Tài nguyên nước 2023  quy định về bảo vệ nguồn nước mặt như sau:

    Bảo vệ nguồn nước mặt
    Bảo vệ nguồn nước mặt bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây:
    1. Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
    2. Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy;
    3. Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
    4. Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch;
    5. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;
    6. Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Như vậy, việc duy trì dòng chảy tối thiểu là một trong những hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường nước và duy trì sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái thủy sinh.

    Ngoài ra hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt còn có các hoạt động khác như:

    - Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

    - Bảo đảm lưu thông dòng chảy;

    - Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;

    - Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch;

    - Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;

    - Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    68
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ