09:52 - 13/11/2024

Đương sự có được yêu cầu thay đổi thư ký toà án? Thẩm phán chỉ được lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án?

>Đương sự có được yêu cầu thay đổi thư ký toà án? Thẩm phán chỉ được lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án? Vụ án dân sự chỉ đối chất khi đương sự có yêu cầu?

Nội dung chính

     

    Đương sự có được yêu cầu thay đổi thư ký toà án?

    Tôi tham gia tranh chấp dân sự với một người. Tôi vô tình phát hiện thư ký Tòa án tham gia phiên tòa xét xử của tôi là anh của người có tranh chấp với tôi. Trong trường hợp này tôi có quyền yêu cầu thay đổi thư ký tòa án hay không?

     

    Trả lời:

    Theo Khoản 14 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau:

    - Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

    Theo Điều 54 Bộ luật này, thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

    - Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.

    - Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

    - Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.

    Như vậy, theo quy định trên nếu bạn phát hiện thư ký tòa án trong phiên tòa của bạn là người thân thích của bên đương sự còn lại, thì bạn có quyền yêu cầu thay đổi thư ký tòa án.

     

    Đương sự có được yêu cầu thay đổi thư ký toà án? Thẩm phán chỉ được lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án?

    Đương sự có được yêu cầu thay đổi thư ký toà án? Thẩm phán chỉ được lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án? (Hình từ Internet)

    Thẩm phán chỉ được lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án?

    Trong vụ án dân sự về việc lấy lời khai. Xin hỏi: Thẩm phán chỉ được lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án đúng không?

     

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 98 Bộ luật tố dụng dân sự 2015 quy định như sau:

    Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.

    Như vậy, không nhất thiết phải lấy lời khai tại Tòa mà trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án vẫn được.

     

    Vụ án dân sự chỉ đối chất khi đương sự có yêu cầu?

    Dạ, cho em hỏi có phải trong vụ án dân sự thì chỉ thực hiện hoạt động đối chất khi mà đương sự có yêu cầu hay không?

     

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 100 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về đối chất như sau:

    1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.

    2. Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.

    Như vậy, có thể thấy đối với hoạt động đối chất không chỉ là khi đương sự có yêu cầu mà khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau theo quy định trên.

    257
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ