17:23 - 18/11/2024

Dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm nhân thọ được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm nhân thọ được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm nhân thọ được quy định như thế nào?

    Dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 18 Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

    Dự phòng phí chưa được hưởng: được tính trên phí bảo hiểm gộp theo các phương pháp quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 17 Thông tư này đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống, cụ thể:

    a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:

    Các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm có thời hạn từ 1 năm trở xuống được tính như sau:

    - Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không: bằng 25% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

    - Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% tổng phí bảo hiểm thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.

    b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:

    - Phương pháp 1/8: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm phân bổ đều giữa các tháng trong quý, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của một quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:

    Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

    - Phương pháp 1/24: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm phân bổ đều trong tháng, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của một tháng cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:

    Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng

    Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau:

    Dự phòng phí chưa được hưởng

    =

    Phí bảo hiểm x Số ngày bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm

    Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm

    Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

    4