Dụ dỗ trẻ em đi bụi bị xử lý thế nào?
Nội dung chính
Dụ dỗ trẻ em đi bụi bị xử lý thế nào?
Trong trường hợp của bạn, do bạn gái 14 tuổi sau khi quen bạn đã tự trôm cắp tiền của bố mẹ và bỏ đi khởi nhà cùng với bạn, dù bạn nói không biết gì nhiều về người này, tuy nhiên khi người nhà của bạn gái này trìn báo công an, cơ quan công an có thể xác định bạn có hành vi dụ dỗ bạn gái này bỏ đi vì không có nguyên nhân nào mà bạn gái này lại tự bỏ nhà theo bạn. Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 về các hành vi bị nghiêm cấm:
"Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;
2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;
5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;
... "
Có thể thấy, bạn đã vi phạm một trong các hành vi bị cấm quy định ở trên, với hành vi này bạn sẽ có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt là từ 3 triệu đến 5 triệu, căn cứ quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về cấm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;
b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này."
Ngoài ra, nếu bạn có hành vi dụ dỗ bạn gái 14 tuổi bỏ nhà ra đi để hoạt động phạm tội hoặc sống sa đọa thì bạn có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp được quy định tại Điều 252 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009):
"1. Người nào dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đoạ hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp, lôi kéo nhiều người;
c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm."
Trên đây là tư vấn về xử lý của Ban biên tập Thư Ký Luật hành vi dụ dỗ trẻ em đi bụi. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 144/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.