Đối tượng nào được đưa vào nuôi dưỡng chăm sóc tại Trung tâm bảo trợ xã hội?
Nội dung chính
Đối tượng nào được đưa vào nuôi dưỡng chăm sóc tại Trung tâm bảo trợ xã hội?
Theo Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định đối tượng được đưa vào nuôi dưỡng chăm sóc tại Trung tâm bảo trợ xã hội như sau:
*Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
- Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
- Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
- Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
*Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
- Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Lưu ý: Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng.
*Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:
- Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
- Người không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
Trên đây là những đối tượng được quy định trên được chăm sóc tại Trung tâm bảo trợ xã hội.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.