11:56 - 08/01/2025

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giai đoạn 1953-1954 môn Lịch sử lớp 12? Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12?

Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giai đoạn 1953-1954 diễn biến khái quát như thế nào môn Lịch sử lớp 12? Những điều học sinh lớp 12 không được làm?

Nội dung chính


    Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giai đoạn 1953 đến 1954?

    Các bạn học sinh tham khảo nội dung khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giai đoạn 1953 đến 1954 dưới đây:

    Hành động mới của Pháp-Mỹ: Tháng 7-1953, được sự viện trợ của Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Na-va, với hi vọng trong 18 tháng sẽ dành một thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

    Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953-1954:

    - Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch tác chiến trong đông - xuân 1953-1954. Phương hướng chiến lược là tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà quân Pháp tương đối yếu, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng trên những địa bàn xung yếu không thể bỏ.

    - Trong Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, bộ đội chủ lực mở một loạt chiến dịch tấn công quân Pháp ở Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên,... đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng quân Pháp,..

    - Ý nghĩa: làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.

    Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)

    - Tháng 11-1953, sau khi phát hiện bộ đội chủ lực của Việt Nam tiến lên Tây Bắc, Na-va quyết định điều quân lên chiếm giữ Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

    - Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng quân Pháp, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào, giành thắng lợi quân sự quyết định.

    - Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt, từ ngày 13-3-1954 đến ngày 7-5-1954. Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của quân Pháp đầu hàng.

    Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954)

    - Ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ:

    + Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

    + Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi tại Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông Dương.

    Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

    Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1953-1954?

    Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giai đoạn 1953-1954 môn Lịch sử lớp 12? Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12? (Hình ảnh từ Internet)

    Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12?

    Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12 nói riêng và cấp THPT nói chung như sau:

    - Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.

    - Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.

    - Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

    - Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

    - Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...

    - Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.

    Những hành vi học sinh lớp 12 không được làm?

    Căn cứ Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định những hành vi học sinh lớp 12 không được làm là:

    - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

    - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

    - Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

    - Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

    - Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

    - Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

    - Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

    2