Những biểu hiện của Xu thế hòa hoãn Đông Tây là gì? Yêu cầu cần đạt trong nội dung trật tự thế giới trong chiến tranh lạnh lớp 12?
Nội dung chính
Những biểu hiện của Xu thế hòa hoãn Đông Tây là gì?
Đầu những năm 70 của thế kỉ 20, xu thế hòa hoãn Đông Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng của hai siêu cường Liên Xô và Mỹ. Những biểu hiện của Xu thế hòa hoãn Đông Tây như sau:
- Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
- Năm 1972, Liên Xô và Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), SALT-1 (Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.
- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh châu Âu.
- Từ 1985, nguyên thủ Xô - Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, khoa học và kĩ thuật, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.
Lưu ý: Nội dung những biểu hiện của Xu thế hòa hoãn Đông Tây chỉ mang tính chất tham khảo!
Những biểu hiện của Xu thế hòa hoãn Đông Tây là gì? Yêu cầu cần đạt trong nội dung trật tự thế giới trong chiến tranh lạnh lớp 12? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt trong nội dung trật tự thế giới trong chiến tranh lạnh lớp 12?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định yêu cầu cần đạt trong nội dung trật tự thế giới trong chiến tranh lạnh lớp 12 như sau:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về Trật tự thế giới hai cực Yalta.
- Phân tích được sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Yalta.
- Trình bày được những nét chính của Trật tự thế giới hai cực Yalta.
- Nêu được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Yalta.
- Phân tích được hệ quả và tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới.
Môn Lịch sử lớp 12 học bao nhiêu tiết?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định thời lượng cho mỗi lớp học là 105 tiết/năm học, dạy trong 35 tuần. Trong đó, thời lượng dành cho các chủ đề của nội dung cốt lõi là 70 tiết. Dự kiến tỉ lệ % thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung như sau:
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP | |||
- Lịch sử và Sử học | 8% | ||
- Vai trò của Sử học | 8% | ||
LỊCH SỬ THẾ GIỚI | |||
- Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại | 10% | ||
- Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới | 10% | ||
- Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản | 10% | ||
- Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội | 10% | ||
- Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh | 8% | ||
- Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước Mỹ từ năm 1945 đến nay | 7% | ||
- Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay | 7% | ||
LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á | |||
- Văn minh Đông Nam Á | 8% | ||
- Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á | 8% | ||
- ASEAN: Những chặng đường lịch sử | 8% | ||
LỊCH SỬ VIỆT NAM | |||
- Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) | 16% | ||
- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam | 10% | ||
- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) | 12% | ||
- Làng xã Việt Nam trong lịch sử | 10% | ||
- Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) | 12% | ||
- Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông | 8% | ||
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng Tám năm 1945 đến nay) | 12% | ||
- Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay | 10% | ||
- Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam | 10% | ||
- Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam | 8% | ||
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ | 10% | 10% | 10% |
THỰC HÀNH LỊCH SỬ | 20% | 20% | 20% |
Thời lượng dành cho các chuyên đề học tập là 35 tiết. Dự kiến số tiết của các chuyên đề học tập (bao gồm cả kiểm tra, đánh giá) như sau:
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP | |||
Chuyên đề 10.1: Các lĩnh vực của Sử học | 10 | ||
CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ | |||
Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam | 15 | ||
Chuyên đề 11.1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam | 15 | ||
Chuyên đề 12.1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam | 15 | ||
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC | |||
Chuyên đề 10.3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử | 10 | ||
Chuyên đề 11.2: Chiến tranh và hoà bình trong thế kỉ XX | 10 | ||
Chuyên đề 11.3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam | 10 | ||
Chuyên đề 12.2: Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay | 10 | ||
Chuyên đề 12.3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam | 10 |