Bối cảnh lịch sử và diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945? Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Lịch sử lớp 12?
Nội dung chính
Bối cảnh lịch sử và diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng 8 đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Dưới đây là bối cảnh lịch sử và diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Dưới đây là bối cảnh lịch sử và diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945 I. Bối cảnh lịch sử 1. Bối cảnh quốc tế: - Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. - Quân đồng minh tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. đến ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. - Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. 2 .Tình hình trong nước: - Việt Nam chịu sự thống trị của thực dân Pháp và sau đó là phát xít Nhật. - Nhân dân Việt Nam chịu cảnh đói khổ, bóc lột và cuộc sống khó khăn - Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa - Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta II. Diễn biến của Cách mạng Tháng 8 - Ngày 13-14 tháng 8: Hội nghị toàn quốc của Việt Minh được tổ chức tại Tân Trào, Tuyên Quang để bàn kế hoạch tổng khởi nghĩa. Hồ Chí Minh và các lãnh đạo quyết định tiến hành khởi nghĩa. - Ngày 15 tháng 8: Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, tạo ra khoảng trống quyền lực tại Việt Nam. Đây là cơ hội vàng cho Việt Minh phát động khởi nghĩa. - Ngày 16 tháng 8: Việt Minh tổ chức Đại hội Quốc dân tại Tân Trào, thông qua quyết định tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Các đội quân giải phóng tiến về Hà Nội. - Ngày 19 tháng 8: Khởi nghĩa giành chính quyền thành công tại Hà Nội. Hàng nghìn người dân Hà Nội tham gia biểu tình và chiếm giữ các cơ quan quan trọng của Nhật và chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. - Ngày 23 tháng 8: Khởi nghĩa thành công tại Huế. Chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim ở Huế bị lật đổ, vua Bảo Đại thoái vị. -Ngày 25 tháng 8: Khởi nghĩa thành công tại Sài Gòn. Quân dân Sài Gòn đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật và chính quyền bù nhìn. - Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
Bối cảnh lịch sử và diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945? Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Lịch sử lớp 12? (Hình từ Internet)
Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Lịch sử lớp 12 bao gồm:
- Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, vì vậy phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người học.
- Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống; gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn;
- Tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực lịch sử cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông.
Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn Lịch sử lớp 12 thế nào?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn Lịch sử lớp 12 được quy định như sau:
- Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu; trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử; khảo sát, thực hành lịch sử trên thực địa, di tích lịch sử và văn hóa ở địa phương; vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế; tìm tòi, khám phá và tự học lịch sử;...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm; hoạt động trải nghiệm tại thực địa, bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa; hoạt động phỏng vấn nhân chứng lịch sử;…
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật lịch sử; tìm logic trong cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề trong lịch sử; vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử trong thực tế cuộc sống;…