11:17 - 01/10/2024

Để trở thành thanh tra viên trong Công an nhân dân, sĩ quan Công an cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Thanh tra viên trong Công an nhân dân được quy định thế nào? Để trở thành thanh tra viên trong Công an nhân dân, sĩ quan Công an cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Nội dung chính

    Thanh tra viên trong Công an nhân dân được quy định thế nào?

    Thanh tra viên trong Công an nhân dân được quy định tại Điều 42 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân như sau:

    Sĩ quan Công an nhân dân làm nhiệm vụ thanh tra chuyên trách có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được Bộ trưởng Bộ Công an xem xét để bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

    Thanh tra viên trong Công an nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn:

    - Tiến hành thanh tra khi có quyết định của Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền; trường hợp khẩn cấp được áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời báo cáo ngay với Chánh Thanh tra Công an cùng cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về biện pháp xử lý của mình;

    - Khi tiến hành hoạt động thanh tra hành chính, phải thực hiện quy định tại Điều 47 Luật Thanh tra và các quy định khác có liên quan;

    - Khi tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành, phải thực hiện quy định tại Điều 54 Luật Thanh travà các quy định khác có liên quan;

    - Xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc Thủ trưởng Công an cùng cấp;

    - Khi có kế hoạch đã được Thủ trưởng Công an có thẩm quyền phê duyệt, được sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dùng phục vụ công tác thanh tra.

     

    3