Đáp án tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học 2024: Xây dựng trường học an toàn và chống bạo lực học đường?
Nội dung chính
Đáp án tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học 2024: Xây dựng trường học an toàn và chống bạo lực học đường?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về khái niệm Module (Mô-đun) là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.
Nội dung tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học năm 2024 sẽ xoay quanh các vấn đề chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường học; mục tiêu, nội dung về xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường trong trường học; các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường trong trường tiểu học; xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường trong trường tiểu học; thực hành thiết kế Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học.
Dưới đây là đáp án tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học 2024 mà giáo viên có thể tham khảo.
Đáp án tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học 2024 - Trắc nghiệm
1. Chọn đáp án đúng nhất Để xây dựng trường học an toàn, nhà trường tiểu học cần chuẩn bị các điều kiện sau: Đảm bảo yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, công nghệ thông tin - truyền thông; đảm bảo yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. 2. Chọn đáp án đúng nhất Có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường trong trường tiểu học? Bản thân học sinh; gia đình; trường học; môi trường xã hội 3. Chọn đáp án đúng nhất Hành vi ứng xử nào của học sinh TH không phù hợp với bản thân? Tích cực tham gia thực hiện hành vi tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử. 4. Chọn đáp án đúng nhất Theo Quyết định số 4458/QĐ – BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích thì tiêu chí phòng chống ngã sẽ không bao gồm nội dung nào sau đây? Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lí để HS không chơi, đùa ngoài đường. 5. Chọn đáp án đúng nhất Chọn đáp án đúng cho vị trí điền khuyết (...) Theo Nghị định 80/2017/NĐ - CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ: “Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về (…) của học sinh xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.” Thể chất, tinh thần 6. Chọn đáp án đúng nhất Theo tổ chức Y tế thế giới (2012): Bạo lực học đường được chia làm những loại nào sau đây? Bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực xã hội và bạo lực trên môi trường mạng. Bởi vì với sự phát triển của mạng xã hội, internet thì mỗi học sinh hiện đều có một tài khoản mạng xã hội dành cho mình để kết nối, kết bạn và cập nhật thông tin. Vì thế những điều xảy ra trên môi trường mạng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các em, nhất là những thông tin tiêu cực có tính lây lan nhanh chóng. Khi các em bị bạo lực mạng bằng ngôn từ, bằng hình ảnh sẽ dần khiến các em bị cô lập và bị nhiều bạn xoi mói hơn, điều này ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý non nớt của học sinh. 7. Chọn đáp án đúng nhất Đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên TH được biểu hiện như thế nào? Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. 8. Chọn đáp án đúng nhất Lối sống, tác phong của người giáo viên TH được biểu hiện như thế nào? Sống có lí tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 9. Chọn đáp án đúng nhất Phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường TH bao gồm những nội dung cơ bản nào? Phòng ngừa bạo lực học đường; hỗ trợ học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường; can thiệp khi xảy ra bắt nạt/ bạo lực học đường. 10. Chọn đáp án đúng nhất Đối tượng nào có thể là kẻ gây ra hành vi bạo lực và xâm hại cho học sinh TH? Bất cứ người nào đều có thể là đối tượng gây ra hành vi bạo lực và xâm hại trẻ em. 11. Chọn đáp án đúng nhất Theo Quyết định số 4458/QĐ – BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2007 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích thì tiêu chí phòng chống tai nạn giao thông sẽ không bao gồm nội dung nào sau đây? Đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô 12. Chọn đáp án đúng nhất Học sinh TH không được có hành vi nào sau đây? HS đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện trong sân trường, ăn quà vặt trong thời gian học tập ở trường, tụ tập trước cổng trường. 13. Chọn đáp án đúng nhất Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là ai? Tất cả những người có điều kiện tiếp xúc với trẻ em đều có nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em kể cả là người lạ hay người quen và ngay cả người thân trong gia đình. 14. Chọn đáp án đúng nhất Khi xây dựng kế hoạch tự học về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh bạo lực học đường, đội ngũ giáo viên cốt cán cần: Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tổ chức đồng thời xác định và quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức của quá trình tự học. 15. Chọn đáp án đúng nhất Xác định trong những yêu cầu sau đây, yêu cầu nào không thuộc về mặt nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử? Được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; được minh họa bằng các hình ảnh, infographic sinh động, thu hút, sáng tạo... 16. Chọn đáp án đúng nhất Khi xây dựng kế hoạch tự học về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường, giáo viên nên thiết kế theo các giai đoạn như thế nào? Xây dựng kế hoạch tự học, tổ chức thực hiện kế hoạch tự học và đánh giá kết quả tự học 17. Chọn đáp án đúng nhất Hành vi ứng xử nào của giáo viên TH là không phù hợp với bản thân? Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền 18. Chọn đáp án đúng nhất Cán bộ giáo viên cốt cán trường tiểu học có thể hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường bằng những hình thức nào? Hỗ trợ đồng nghiệp có thể thông qua các hình thức: Tổ chức khóa bồi dưỡng tập trung; bồi dưỡng qua mạng; sinh hoạt tổ chuyên môn; mô hình hướng dẫn đồng nghiệp. 19. Chọn đáp án đúng nhất Xác định trong tình huống sau đây, em H có thể phải đối mặt với nguy cơ nào? Một hôm, em H mặc một bộ quần áo ngắn cũn cỡn, trống trước, hở sau. Bác V nhìn em H khen đẹp rồi cứ nhìn chằm chằm vào ngực và đùi của em H. H chưa nói gì thì bác đã ôm H vào lòng. Nguy cơ bị xâm hại tình dục 20. Chọn đáp án đúng nhất Khi xây dựng kế hoạch tự học, đội ngũ giáo viên cần xác định những yếu tố cụ thể nào? Xác định mục tiêu; nội dung; phương pháp và hình thức tự học; phương pháp tự đánh giá. 21. Chọn đáp án đúng nhất Chọn đáp án đúng cho vị trí điền khuyết (...) Khác với (…) về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường, (…) là những nguy cơ dễ dàng nhận thấy bằng quan sát, bằng đo lường và những phân tích của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường TH. Nguy cơ tiềm ẩn - Nguy cơ hiện hữu 22. Chọn đáp án đúng nhất Khi hỗ trợ đồng nghiệp, giáo viên cốt cán cần xây dựng kế hoạch về lực lượng hỗ trợ. Lực lượng hỗ trợ này không bao gồm: Cha mẹ học sinh và người dân ở cộng đồng 23. Chọn đáp án đúng nhất Chọn đáp án đúng cho vị trí điền khuyết (...) Điều kiện cơ sở vật chất (bàn ghế, phòng học, quang cảnh, không gian, hệ thống điện, nước, vật sắc nhọn, an toàn giao thông) đều được tính đến là các (...) cho học sinh TH. Do vậy, cần phải đánh giá an toàn các điều kiện cơ sở vật chất này, đảm bảo mức an toàn cần thiết cho mỗi HS và GV trong cơ sở giáo dục. Nguy cơ mất an toàn 24. Chọn đáp án đúng nhất Những tổ chức nào dưới đây cần phải tham gia vào các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường? Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức công đoàn nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh. 25. Chọn đáp án đúng nhất Địa điểm mà học sinh có nguy cơ bị xâm hại: Ở mọi địa điểm, học sinh đều có nguy cơ bị xâm hại. |
Đáp án tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học 2024 - Tự luận
Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường. Mối quan hệ chặt chẽ trong xây dựng trường học an toàn với bạo lực học đường. Bởi bạo lực học đường chính là một ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến các học sinh cần được ngăn chặn và phòng ngừa. Những tác động này có thể khiến học sinh bị tâm lý sợ hãi, dè chừng, bị thương tích, thương tật, bị giảm sút học tập và nguy hiểm nhất là khiến học sinh sợ hãi và tự tử. Mối quan hệ này thể hiện tính chất qua lại chỉ khi bạo lực học đường được hạn chế hoặc đẩy lùi thì quá trình xây dựng trường học an toàn mới được củng cố. Còn khi bạo lực học đường vẫn tồn tại và gia tăng thì môi trường học đó là môi trường không an toàn và việc xây dựng trường học an toàn không hiệu quả. Bởi vì để một môi trường học được đánh giá là an toàn thì có những đánh giá toàn diện về mọi phương diện như cơ sở vật chất đảm bảo, các thầy cô gương mẫu chuẩn mực, chất lượng giảng dạy tốt, không có bạo lực học đường, không có vấn nạn xã hội,.... Khi các vấn đề này được đáp ứng theo tiêu chuẩn thì mức an toàn của trường học càng nâng cao, còn không thì ngược lại. Và hơn nữa là vì bạo lực học đường là vấn đề tồn tại qua nhiều thế hệ và thời gian dài, việc ngăn chặn, xử lý không phải dễ dàng, cần sự quan tâm của cả giáo viên và gia đình nên chúng luôn tồn tại song hành trong xây dựng một trường học an toàn. Câu 2. Thầy cô hãy nêu những dấu hiệu về việc mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh trong video trên. 1. Những dấu hiệu về việc mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh trong video trên là: - Sợ hãi, lo lắng, thu mình, nhút nhát. HS tự ti, tách khỏi giao tiếp xã hội. - Bắt nạt, bè nhóm để kì thị, đánh nhau, gây sự, tấn công, thách đấu. - Thờ ơ, coi nhẹ, không quan tâm. - Gây hấn bằng những lời nói thiếu tích cực, chế giễu. - Lôi kéo nhóm, bắt nạt thể chất - có những vết bầm và lằn roi trên cơ thể mà không có lý do - Có vết/ lằn dây thừng trên cánh tay, chân, cổ hoặc mình - HS còn có những dấu hiệu về tinh thần cho thấy sự bạo lực học đường như: thu mình, hoảng sợ, bị cô lập. 2. Từ kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, thầy cô hãy chia sẻ những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh. - HS bị các bạn trêu chọc . - Lời nói thiếu tôn trọng, ánh mắt chế giễu. - Sợ hãi, lo lắng, thu mình, nhút nhát. HS tự ti. - Lớp có sự xuất hiện của nhóm bạn mang tính chất bắt nạt. - Bất thường về tâm lý - Xuất hiện vết thương trên người - Xa lánh, tách biệt với bạn bè, gia đình - Một số HS hiếu động quá mức hay đi trêu chọc bạn. - Học sinh có khác biệt về trí tuệ hoặc ngoại hình sẽ là trung tâm để các bạn trêu đùa và nếu việc đó không được chấn chỉnh kịp thời. - Học sinh nhút nhát chưa có khả năng tự bảo vệ. - Học sinh sợ sệt khi đến trường. - Các hội nhóm học sinh yếu thế và gây hấn. - HS khuyết tật, sức khỏe yếu dễ bị té ngã. HS chưa biết tự bảo quản đồ dùng cá nhân nên hay bị bạn lấy. - CBGV thờ ơ chưa quan tâm... - Hệ thống đường điện, cây cối, rào chắn, cầu thang.. - Các góc khuất thiếu sự theo dõi của CBGV, NV.. |
Lưu ý: Nội dung Đáp án tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học 2024 chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học 2024: Xây dựng trường học an toàn và chống bạo lực học đường? (Hình từ Internet)
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học như sau:
- Phải có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp.
- Phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục tiểu học.
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.