16:09 - 09/11/2024

Công cụ, phương tiện săn bắt bị cấm

Thế nào là sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm? Thế nào là săn bắt trong khu vực bị cấm, săn bắt vào thời gian bị cấm? Hành vi săn bắt động vật hoang dã quý hiếm khi nào bị coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng?

Nội dung chính

    Công cụ, phương tiện săn bắt bị cấm

    Theo tiểu mục 4.4, 4.5 Mục 4 phần IV Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08-3-2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì:
     
    - Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm là sử dụng các loại vũ khí quân dụng (kể cả đã được cải biến), các loại tên tẩm thuốc độc hoặc dùng chất độc, đào hầm, hố, cắm chông, bẫy kiềng lớn, bẫy cắm chông, bẫy gài lao, bẫy sập, dùng khúc gỗ lớn hoặc răng sắt lớn, dúng đèn soi, gài súng vào các công cụ, phương tiện nguy hiểm khác mà cơ quan có thẩm quyền quy định không được phép sử dụng để săn bắt ở địa bàn đó hoặc đối với loài động vật rừng nguy cấm, quý, hiếm đó.
     
    - Săn bắt trong khu vực bị cấm là săn bắt trong khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia hoặc săn bắt trong các khu vực rừng có quy định cấm khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
     
    - Săn bắt vào thời gian bị cấm là săn bắt động vật rừng nguy cấp, qý, hiếm vào mùa sinh sản hoặc vào mùa di cư đến của chúng.
     
    Gây hậu quả rất nghiêm trọng là khi thuộc một trong các trường hợp sau: Săn băt, giất, vận chuyển, bán buôn các sản phẩm của động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng cá thể tại Phụ lục kè theo thông tư này; Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, iếm nhóm IB có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng; Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có số lượng cá thể dưới mức “ gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến năm mươi triệu đồng.
     
    Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là khi thuộc một trong các trường hợp sau: Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng cá thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; Vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên một trăm triệu đồng; Săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IB có số lượng cá thể ở mức “ Gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại phụ lục kèm theo thông tư này và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng.
     
    Trường hợp săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB từ hai loài trở lên thì việc xác định “gây hậu quả rất nghiêm trọng” , “ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” tại phụ lục kèm theo Thông tư này như sau: Nếu căn cứ vào số lượng cá thể một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì xác đinh trường hợp đó là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Số lượng các cá thể các loài khác được xem xét khi quyết định hình phạt.
     
    Nếu căn cứ vào số lượng cá thể từng loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm chỉ là “ gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “dưới mức gây hậu quả nghiêm trọng” thì lấy tổng số lượng cá thể của các loài so sánh với loài có số lượng cá thể cao nhất tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để xác định trong trường hợp cụ thể đó thuộc khoản 1,2 Điều 190 Bộ luật hình sự hay khoản 3 là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

    5