Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Tư pháp- Bộ Công An- Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao- Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành

Số hiệu 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC
Ngày ban hành 08/03/2007
Ngày có hiệu lực 02/05/2007
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Bộ Tư pháp,Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Đặng Quang Phương,Lê Thế Tiệm,Lê Thị Thu Ba,Hứa Đức Nhị,Dương Thanh Biểu
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TƯ PHÁP-BỘ CÔNG AN -VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

SỐ:19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA -VKSNDTC-TANDTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2007

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

Để áp dụng đúng và thống nhất một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 (sau đây viết tắt là BLHS) về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng,

bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

I. VỀ MỘT SỐ TÌNH TIẾT LÀ YẾU TỐ ĐỊNH TỘI HOẶC ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT

1. Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại khoản 1 Điều 175, khoản 1 Điều 189 BLHS nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê tại khoản 1 Điều 175 hoặc khoản 1 Điều 189 BLHS, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đó.

2. “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 176, điểm b khoản 2 Điều 189, điểm b khoản 2 Điều 190 BLHS là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 176, khoản 1 Điều 189, khoản 1 Điều 190 BLHS.

3. “Lạm dụng chức vụ, quyền hạnquy định tại khoản 1 Điều 176 BLHS là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà sử dụng chức vụ, quyền hạn vượt quá phạm vi thẩm quyền được giao để thực hiện một trong những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 176 BLHS.

4. Bị coi là “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạmquy định tại khoản 1 Điều 176 BLHS nếu trước đó người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã bị xử lý kỷ luật về một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 176 BLHS, nhưng chưa hết thời hạn được coi là xoá kỷ luật mà lại thực hiện một trong các hành vi đó.

5. Bị coi là “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạmquy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS nếu trước đó đã bị kết án về tội phạm quy định tại Điều 175 BLHS, nhưng chưa được xoá án tích mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều này.

II. VỀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THÔNG TƯ

1. “Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính” là mức tối đa thiệt hại về diện tích rừng, khối lượng lâm sản, giá trị các loại lâm sản khác được tính bằng tiền theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đối với mỗi hành vi vi phạm tại thời điểm vi phạm hoặc tại thời điểm xử lý, nếu tại thời điểm xử lý quy định mới của Chính phủ có lợi hơn cho người vi phạm.

2. “Thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IIA; động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB, IIB” là những loại thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ.

Đối với các loài động vật rừng không thuộc nhóm IB nhưng thuộc

Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp (viết tắt là CITES) thì xử lý như nhóm IB.

3. “Gỗdùng trong Thông tư này bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo.

III. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VỀ RỪNG, LÂM SẢN

1. Đơn vị tính để xác định thiệt hại

1.1. Diện tích rừng tính bằng mét vuông (m2).

1.2. Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m3) quy ra gỗ tròn. Việc quy đổi từ gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp ra gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6.

1.3. Số lượng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB tính bằng cá thể (con).

1.4. Các loại lâm sản khác được tính bằng tiền Việt Nam (VNĐ).

1.5. Khối lượng củi các loại được tính theo đơn vị ste.

2. Cách xác định thiệt hại

2.1. Việc đo diện tích rừng được thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.2. Việc đo, tính khối lượng gỗ và lâm sản được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.3. Việc xác định giá trị các loại lâm sản khác được tính theo giá thị trường tại địa phương vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp tại địa phương không xác định được giá loại lâm sản đó (do loại lâm sản đó không được mua bán trên thị trường) và pháp luật không có quy định khác thì giá trị các loại lâm sản đó được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

[...]