15:10 - 20/09/2024

Công bố 44 chức danh được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 như thế nào?

Chức danh được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 bao gồm những chức danh nào?

Nội dung chính


    Công bố 44 chức danh được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6?

    Ngày 25/10/2023, kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh tại kỳ họp thứ 6 khoá 15 vừa được Quốc hội xác nhận.

    Tại khối Chủ tịch nước:

    - Phó chủ tịch nước;

    Tại khối Quốc hội:

    - Chủ tịch Quốc hội

    - Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội

    - Phó chủ tịch Quốc hội

    - Phó chủ tịch Quốc hội

    - Phó chủ tịch Quốc hội

    - Tổng thư ký Quốc hội

    - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội

    - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế

    - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường

    - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

    - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp

    - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

    - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại

    - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

    - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh

    - Trưởng ban Công tác đại biểu

    - Trưởng ban Dân nguyện

    - Tổng Kiểm toán Nhà nước

    Tại khối Chính phủ:

    - Thủ tướng Chính phủ

    - Phó thủ tướng Chính phủ

    - Bộ trưởng Bộ Công Thương

    - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

    - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

    - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng

    - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

    - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

    - Bộ trưởng Bộ Y tế

    - Bộ trưởng Bộ Công an

    - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

    - Bộ trưởng Bộ Tư pháp

    - Bộ trưởng Bộ Xây dựng

    - Tổng Thanh tra Thanh tra Chính phủ

    - Bộ trưởng Bộ Tài chính

    - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

    - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

    - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

    - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

    - Bộ trưởng Bộ Nội vụ

    Tại khối tư pháp:

    - Chánh án TAND tối cao

    - Viện trưởng VKSND tối cao

    Công bố 44 chức danh được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6? (Hình từ Internet)

    Người được lấy phiếu tín nhiệm có bao nhiêu số phiếu tín nhiệm thấp thì có thể bị miễn nhiệm?

    Tại Điều 12 Nghị quyết 96/2023/QH15 có quy định hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm như sau:

    Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm

    1. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

    2. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất; trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.

    3. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất; trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì thực hiện việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với các chức vụ đó.

    Như vậy, người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số phiếu tín nhiệm thấp thì có thể bị miễn nhiệm.

    Nếu một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì thực hiện việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với các chức vụ đó.

    Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng vào thời gian nào?

    Tại Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15 có quy định về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:

    Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

    ...

    5. Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ghi rõ căn cứ bỏ phiếu tín nhiệm, thời gian, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, xác định người có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” và được gửi đến cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp; đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    6. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và Nhân dân biết chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm được thông qua.

    7. Chậm nhất là ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo năm tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân cùng cấp và cấp huyện trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.

    Như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm được thông qua.

    133
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ