Tự mình mua đất khi vừa đủ 18 tuổi có được hay không?
Nội dung chính
Tự mình mua đất khi vừa đủ 18 tuổi có được hay không?
Gần đây em đọc báo thấy đất đang có giá nên em muốn đầu tư nhưng ba mẹ lại không muốn, em muốn hỏi 18 tuổi thì em mới có thể tự mình mua đất đai được chưa? Nếu chưa thì bao nhiêu tuổi. Xin giúp em giải đáp.
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Bên cạnh đó tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau:
- Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
- Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
- Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp của bạn đề cập thì 18 tuổi bạn vẫn chưa thể tự mình mua đất mà phải đủ 18 tuổi mới có thể xem là người thành niên và có thể tự mình đứng ra mua đất đai. Ngoài ra, theo nguyên tắc đủ 18 tuổi được tính là khi qua ngày sinh nhật lần thứ 18 của một người.
Kéo đường dây điện qua đất của người khác có được không?
Tôi muốn kéo điện về nhà để sử dụng, tuy nhiên do nhà tôi các xa đường dây cho nên khi kéo dây điện về nhà phải kéo qua đất của nhiều người. Cho hỏi tôi kéo đường dây điện qua đất của người khác có được không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 255 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác như sau:
Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, theo quy định trên bạn có quyền kéo đường dây điện của bạn đi qua đất của nhiều người khác. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo an toàn và thuận tiện cho những chủ sở hữu đất mà bạn kéo đường dây điện đi qua.
Ngoài ra, trong trường quá trình bạn kéo đường dây diện hoặc đường dây điện của bạn không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho những người bị thiệt hại.
Phân chia đất đai của bố mẹ để lại khi có em cùng cha khác mẹ?
Ba mẹ tôi có 2 người con trai là tôi và anh tôi, sau đó khi mẹ tôi mất thì ba tôi có lấy vợ kế thì có sinh một đứa em nữa. Do tai nạn giao thông ba tôi qua đời, không để lại di chúc. Vậy việc phân chia đất đai và căn nhà của ba mẹ tôi để lại sẽ được chia như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời:
Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp ba mẹ bạn chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Nếu cha mẹ bạn không còn những người thân khác thuộc hành thừa kế thứ nhất, thì tài sản sẽ chia như sau:
Phần 1. 1/2 giá trị tài sản của mẹ bạn sẽ chia đều 3 phần cho chồng và 2 người con.
Phần 2. 1/2 giá trị tài sản còn lại + phần của ba bạn hưởng từ mẹ sẽ chia đều cho 4 người là người mẹ kế (nếu có đăng ký kết hôn) và 3 người con.
Trân trọng!