11:54 - 12/11/2024

Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường đại học tư thục như thế nào?

Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường đại học tư thục như thế nào?

Nội dung chính

    Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường đại học tư thục như thế nào?

    Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường đại học tư thục được quy định tại Điều 52 Điều lệ trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định 70/2014/QĐ-TTg như sau:

    1. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu phần vốn góp của thành viên góp vốn trong trường đại học tư thục được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính nội bộ của nhà trường, phù hợp với các quy định của pháp luật và phải đảm bảo các nguyên tắc chuyển nhượng sau đây:

    a) Người có nhu cầu chuyển nhượng thông báo giá và các điều kiện chuyển nhượng với hội đồng quản trị;

    b) Hội đồng quản trị thông báo giá và điều kiện chuyển nhượng đến các thành viên góp vốn còn lại và công khai với người lao động của trường với cùng điều kiện; thông báo phải có giá trị ít nhất 45 ngày;

    c) Việc chuyển nhượng thực hiện theo thứ tự: Giữa các thành viên góp vốn của trường theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của từng thành viên; cho người lao động trong trường nếu các thành viên góp vốn không mua hoặc mua không hết; cho người không phải là thành viên góp vốn và người lao động trong trường nếu người lao động của trường không mua hoặc mua không hết.

    2. Đối với trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, nguyên tắc chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp do nhà trường quy định trong quy chế tổ chức hoạt động, quy chế tài chính nội bộ của nhà trường, không trái với các quy định hiện hành.

    3. Việc rút vốn và chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp phải theo quy định của pháp luật, các quy chế của nhà trường và bảo đảm sự ổn định, phát triển của trường đại học tư thục.

    4. Trong trường hợp nhà trường bị giải thể, việc xử lý về tài chính, tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật.

     

    4