Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện bao gồm bao nhiêu chuyên đề?
Nội dung chính
Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện bao gồm có mấy chuyên đề?
Tại Mục VI Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện ban hành kèm Quyết định 830/QĐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định 14 chuyên đề như sau:
Chuyên đề 1: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (16 tiết)
Chuyên đề 2: Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thư viện (16 tiết)
Chuyên đề 3: Chiến lược phát triển văn hóa và thư viện (8 tiết)
Chuyên đề 4: Quản lý nhà nước về thư viện (8 tiết)
Chuyên đề 5: Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng (16 tiết)
Chuyên đề 6: Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hoạt động thư viện (12 tiết)
Chuyên đề 7: Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động thư viện (16 tiết)
Chuyên đề 8: Truyền thông, vận động trong hoạt động thư viện (16 tiết)
Chuyên đề 9: Trang bị kiến thức thông tin cho người dùng tin (16 tiết)
Chuyên đề 10: Tổ chức sự kiện trong hoạt động thư viện (16 tiết)
Chuyên đề 11: Tổ chức và quản lý thư viện hiện đại (16 tiết)
Chuyên đề 12: Đánh giá hoạt động thư viện (8 tiết)
Chuyên đề 13: Những vấn đề mới trong hoạt động thư viện (16 tiết)
Chuyên đề 14: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện (8 tiết)
Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện bao gồm có mấy chuyên đề? (Hình từ Internet)
Để đánh giá mức độ học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có yêu cầu gì khi viết tiểu luận?
Tại tiết b, Tiểu mục 1, Phần III, Mục VI Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện ban hành kèm Quyết định 830/QĐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định yêu cầu của viết tiểu luận như sau:
Viết Tiểu luận
a) Mục đích
- Là phần thu hoạch kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Thư viện trong thời gian 06 tuần.
- Đánh giá mức độ kết quả học tập của học viên đã đạt được qua Chương trình.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã thu nhận được vào thực tiễn tại vị trí công tác của chức danh nghề nghiệp Thư viện viên.
b) Yêu cầu
- Cuối khóa học, mỗi học viên viết một Tiểu luận gắn với công việc mà mình đang đảm nhận, trong đó nêu được kiến thức và kỹ năng thu nhận được, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào công việc.
- Các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể sẽ thông báo cho học viên khi bắt đầu khóa học.
- Thực hiện đúng yêu cầu của một Tiểu luận
+ Độ dài không quá 20 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
+ Văn phong/cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu, minh chứng rõ ràng.
+ Các trích dẫn phải mô tả đúng theo quy định đối với tài liệu tham khảo luận văn, luận án của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, để đánh giá mức độ học tập và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có yêu cầu:
- Cuối khóa học, mỗi học viên viết một Tiểu luận gắn với công việc mà mình đang đảm nhận, trong đó nêu được kiến thức và kỹ năng thu nhận được, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào công việc.
- Các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể sẽ thông báo cho học viên khi bắt đầu khóa học.
- Thực hiện đúng yêu cầu của một Tiểu luận
+ Độ dài không quá 20 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
+ Văn phong/cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu, minh chứng rõ ràng.
+ Các trích dẫn phải mô tả đúng theo quy định đối với tài liệu tham khảo luận văn, luận án của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục đích của việc tổ chức, sắp xếp đi thực tiễn cho học viên là gì?
Tại tiết a, Tiểu mục 2, Phần III, Mục VI Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện ban hành kèm Quyết định 830/QĐ-BVHTTDL năm 2023 có đưa ra mục đích của tổ chức đi thực tế như sau:
Đi thực tế
a) Mục đích
- Quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác qua thực tiễn tại một đơn vị cụ thể.
- Giúp kết nối giữa lý thuyết với thực hành.
b) Yêu cầu
- Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.
- Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bố trí tổ chức và sắp xếp đi thực tế cho học viên.
- Cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
Như vậy, mục đích của việc tổ chức, sắp xếp đi thực tiễn cho học viên là nhằm quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác qua thực tiễn tại một đơn vị cụ thể; giúp kết nối giữa lý thuyết với thực hành.