Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gì khi Ngân hàng Nhà nước quyết định phong tỏa vốn và tài sản?
Nội dung chính
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gì khi Ngân hàng Nhà nước quyết định phong tỏa vốn và tài sản?
Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 27/2018/TT-NHNN, có hiệu lực ngày 10/01/2019, quy định:
Phong tỏa vốn và tài sản là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thực hiện một hoặc một số cách thức sau:
- Yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài;
- Phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
- Yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi vốn, tài sản vào Ngân hàng Nhà nước và phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi vào;
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang gửi vốn, tài sản phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi tại tổ chức tín dụng đó;
- Yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi vốn, tài sản vào một tổ chức tín dụng và yêu cầu tổ chức tín dụng đó phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi vào.
Tại Điều 7 Thông tư 27/2018/TT-NHNN quy định trách nhiệm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về thực trạng tổ chức và hoạt động khi Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu trong trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài có dấu hiệu thuộc một hoặc một số trường hợp phong tỏa vốn và tài sản quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-NHNN.
- Thực hiện theo đúng Quyết định của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp bị phong tỏa vốn và tài sản.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi Ngân hàng Nhà nước quyết định phong tỏa vốn và tài sản.