Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì khi phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Nội dung chính
Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì khi phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Tại Điều 9 Thông tư 27/2018/TT-NHNN, có hiệu lực ngày 10/01/2019, quy định trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước như sau:
(1) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
- Làm đầu mối tiếp nhận các thông tin có liên quan và trình Thống đốc xem xét, quyết định việc phong tỏa vốn và tài sản hoặc chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(2) Sở Giao dịch:
Thực hiện phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
(3) Vụ Tài chính - Kế toán:
Làm đầu mối hướng dẫn hạch toán kế toán phát sinh trong quá trình phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(4) Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước:
- Cung cấp thông tin cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khi phát hiện chi nhánh ngân hàng nước ngoài có dấu hiệu thuộc một hoặc một số trường hợp phong tỏa vốn và tài sản quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-NHNN;
- Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trên đây là quy định về Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khi phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.