10:05 - 27/09/2024

Chế độ và chính sách hiện hành đối với người trực tiếp tiếp công dân được quy định ra sao?

Chế độ và chính sách đối với người trực tiếp thực hiện công việc tiếp công dân hiện nay được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Chế độ và chính sách hiện hành đối với người trực tiếp tiếp công dân được quy định ra sao?

    Theo quy định của Luật Tiếp công dân 2013Nghị định 64/2014-NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân thì người tiếp công dân được hưởng các chế độ chính sách sau:

    Được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định Nghị định này; được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.

    Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân quyết định việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo hướng dẫn của Tổng thanh tra Chính phủ.

    Người tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở tiếp công dân được hưởng chế độ trang phục tiếp công dân. Tổng thanh tra Chính phủ quy định kiểu dáng, định mức tiêu chuẩn trang phục đối với người tiếp công dân thường xuyên, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.

    Người được điều động, phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân hoặc làm nhiệm vụ phục vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của Nghị định này.

    Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bao gồm:

    Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

    Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

    Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên quốc phòng trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.

    Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

    Từ quy định nêu trên, áp dụng vào trường hợp của bạn, thì bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ, chính sách đối với người được giao nhiệm vụ tiếp công dân theo Nghị định 64/2014-NĐ-CP.

    2