10:01 - 12/11/2024

Chế độ công tác phí với cấp phó ban chỉ huy quân sự cấp xã?

Chế độ công tác phí với cấp phó ban chỉ huy quân sự cấp xã?

Nội dung chính

    Chế độ công tác phí với cấp phó ban chỉ huy quân sự cấp xã?

    Căn cứ Điều 17 Luật dân quân tự vệ 2009 quy định tổ chức dân quân tự vệ như sau:

    1. Tổ chức đơn vị dân quân tự vệ gồm:

    a) Tổ;

    b) Tiểu đội, khẩu đội;

    c) Trung đội;

    d) Đại hội, hải đội;

    đ) Tiểu đoàn, hải đoàn.

    2. Tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở gồm:

    a) Thôn đội;

    b) Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

    c) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi có tổ chức lực lượng tự vệ, có lực lượng dự bị động viên và nguồn sẵn sàng nhập ngũ theo quy định của pháp luật.

    3. Ban chỉ huy quân sự bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Đảng ở trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương).

    Trường hợp này, bạn thuộc đối tượng là chỉ huy phó thuộc ban chỉ huy quân sự cấp xã.

    Căn cứ Khoản 2 Điều 21 Luật dân quân tự vệ 2009 thì ban chỉ huy quân sự cấp xã có chức năng, nhiệm vụ sau:

    a) Tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở; đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; tuyển chọn công dân nhập ngũ, quản lý lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật;

    b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của dân quân; kế hoạch xây dựng làng, xã chiến đấu; kế hoạch phòng thủ dân sự và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở;

    c) Chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên;

    d) Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân; tổ chức lực lượng dân quân, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách hậu phương quân đội;

    đ) Tổ chức huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật dân quân tự vệ 2009;

    e) Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật;

    g) Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương;

    h) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác tổ chức và hoạt động của dân quân thuộc quyền.

    Theo đó, căn cứ Điều 46 Luật dân quân tự vệ 2009 và Nghị định 03/2016/NĐ-CP xác định chế độ với chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã bao gồm:

    - Phụ cấp hàng tháng;

    - Đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

    - Tiền ăn, công tác phí:

    Tiền ăn trong thời gian đào tạo, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

    Chế độ công tác phí được áp dụng như công chức cấp xã;

    - Trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên nếu nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ 01 năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng trừ trường hợp tự ý bỏ việc, kỷ luật buộc thôi việc, bị tước quyền công dân.

    Như thế, khi thực hiện việc huấn luyện, đào tạo thì bạn được hưởng chế độ công tác phí như công chức cấp xã.   

    Trân trọng!

    11