Cha mẹ có thể làm người bào chữa cho con hay không?
Nội dung chính
Cha mẹ có thể làm người bào chữa cho con hay không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Như vậy, bạn có thể là người bào chữa cho con bạn với tư cách là người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, bạn không được thuộc vào các trường hợp không được bào chữa.
Người bào chữa (Hình từ Internet)
Những người nào không được làm người bào chữa?
Căn cứ Khoản 4 Điều này những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Theo đó, nếu bạn thuộc vào các trường hợp như trên thì sẽ không được làm người bào chữa cho con bạn.
Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng là khi nào?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật này có quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.