09:55 - 12/11/2024

Cạnh tranh không lành mạnh trong bán hàng online

Trước tôi có quen một người tên V thấy chưa có công việc ổn định tôi hỗ trợ cho V cùng bán hàng online với tôi vi nghĩ V cũng có nhiều người theo dõi, biết nhiều vê quản trị mạng va quảng cáo, sẽ hỗ trợ nhau trong công việc của cả hai. Làm được khoảng 2 tháng, V có ý tách riêng va tìm nguồn hàng khác gần giống của tôi va rêu rao với khách hàng là cùng nguồn gốc, giảm giá cạnh tranh...Tôi đã nhiều lần góp ý. Nhưng càng nói Mạnh càng làm thậm chí thời gian gần đây viết ra những bài viết trên Facebook, fan page cố tình vu khống ngược lại. Tôi là người ăn cháo đá bát, bêu rếu, hạ thấp danh dự uy tính với những lời lẽ rất xúc phạm tôi trên cộng đồng mạng, và quá đáng hơn là nhờ một hacker chiếm đoạt tài khoản facebook của tôi với toàn bộ thông tin cá nhân, gia đình, bạn bè... nghiêm trọng hơn là thông tin khách hàng bị mất sạch,rồi khách hàng sẽ nghĩ gì về tôi, sản phẩm của tôi thê nào mà tại sao lại khóa facebook, uy tín của tôi bị tổn hại nghiêm trọng, tôi đang hoang mang va phai cố gang tim cách liên lạc từng người trong hàng trăm người đê giai thích, nhưng không thể nào đầy đủ được, vị khách cũ rồi còn khách mới muốn tìm tôi nữa. Tôi nói ra đây hoàn toàn có đầy đủ bằng chứng để tố cáo hành vi sai trái đó của V. Vậy hiện nay tôi phải làm như thế nào?

Nội dung chính

    Cạnh tranh không lành mạnh trong bán hàng online

    Hiện nay pháp luật chưa có chế tài cụ thể đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh qua mạng xã hội. Vậy nên để bảo vệ lợi ích của bản thân trong trường hợp này bạn có thể khởi kiện cá nhân trên với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác.

    Căn cứ Điều 37 Bộ luật dân sự 2005: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    Theo thông tin bạn cung cấp,  M viết ra những bài viết trên Facebook, fan page cố tình vu khống ngược lại: bạn là người ăn cháo đá bát, bêu rếu, hạ thấp danh dự uy tính với những lời lẽ rất xúc phạm bạn  nên gia đình bạn đương nhiên có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an, tòa án nhân dân …) để được giải quyết.

    Bạn cũng có quyền yêu cầu M phải bồi thường cho mình căn cứ vào Ðiều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    Đồng thời, căn cứ Ðiều 611 Bộ luật dân sự 2005 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm  được xác định bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

    Ngoài ra, nếu mức độ cao hơn hành vi của người M đối với  bạn còn có thể cấu thành Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999:

    1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều người;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Đối với người thi hành công vụ;

    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Vậy, bạn phải xem xét thật kỹ trước khi đưa hành vi của M ra trước pháp luật, cần đầy đủ chứng cứ,  sự xác minh chính xác về hành vi. 

    6