10:19 - 25/09/2024

Cách xếp lương khi trúng tuyển công chức nhưng đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc?

Trước tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến quý anh/chị khi đọc và trả lời thư này của tôi. Tôi xin trình bày như sau: Năm 2005 tôi có ký HĐLĐ làm việc cho một doanh nghiệp Nhà nước A và đóng BHXH bắt buộc từ năm 2005. Năm 2007 doanh nghiệp Nhà nước A thực hiện cổ phần hóa (nhưng vẫn còn 51% vốn sở hữu nhà nước) và tôi được điều động về làm việc tại Chi nhánh của doanh nghiệp A. Đến cuối năm 2010 thì chi nhánh này giải thể và tôi được điều động về làm việc tại Công ty TNHH MTV, là công ty con của doanh nghiệp A. Cuối năm 2012 thì doanh nghiệp A bán hết số vốn 51% còn lại của nhà nước. Tháng 04/2014 tôi xin nghỉ việc tại Công ty TNHH MTV trên và thi tuyển vào cơ quan hành chính Nhà nước. (Diễn biến hệ số lương của tôi tại Công ty như sau: tháng 02/2005:hệ số 2.34; đến tháng 02/2008 nâng lên hệ số 2.65; đến tháng 02/2011nâng lên hệ số 2.96 và đến tháng 02/2014 tôi sẽ được nâng lên hệ số 3.27 nhưng chưa kịp nâng thì tôi đã xin nghỉ việc. Công ty trả lương theo bảng lương của NĐ 205/2004/NĐ-CP đối với doanh nghiệp nhà nước) Tháng 7/2014 tôi có quyết định trúng tuyển và thực hiện chế độ tập sự 01 năm, hết 01 năm tôi được Quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên, mã số 01.003, hệ số lương 2.34. Cho tôi hỏi nếu căn cứ theo quy định tại các văn bản: NĐ 24/2010/NĐ-CP, TT 13/2010/TT-BNV, TT 79/2005/TT-BNV quy định xếp lương đối với trường hợp đã có thời gian đóng BHXH hội bắt buộc nhưng chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì tôi có được tính thời gian công tác trước đây để làm cơ sở xếp lương khi trúng tuyển công chức không? Vì nếu không được xét thì tôi mất thời gian 10 năm công tác và phải bắt đầu làm lại từ đầu. Nếu trường hợp của tôi được tính thì tôi phải làm thủ tục gì , gửi cơ quan nào để được giải quyết? Xin hướng dẫn cụ thể giúp tôi. Về công việc thì trước đây tại công ty cũ tôi làm công tác quản lý lao động tiền lương, tổ chức hành chính, cán bộ pháp chế. Khi được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch công chức tôi được phân công phụ trách công tác nội vụ, tổ chức, thi đua của Văn phòng cơ quan. Như vậy tôi có phải thực hiện chế độ tập sự không? Rất mong sớm nhận được sự trả lời của quý anh/chị, tôi chân thành cảm ơn!

Nội dung chính

    Điều 10, Mục III, Thông tư 79/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định cách chuyển xếp lương:
    - Các đối tượng đang xếp lương theo các thang lương, bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh, bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân trong công ty Nhà nước được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
    Chuyên gia cao cấp và nghệ nhân trong công ty Nhà nước được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thì tùy từng trường hợp cụ thể Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức, viên chức cho phù hợp với vị trí và chuyên môn, nghiệp vụ của công việc được đảm nhiệm. Các trường hợp còn lại nêu tại khoản 10 này được thực hiện như sau:
    a) Trường hợp được bố trí làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo đúng trình độ chuyên môn của chuyên ngành đã được đào tạo.
    Nếu có trình độ đại học trở lên thì bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên và tương đương (loại A1); nếu có trình độ cao đẳng thì bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức, viên chức loại A0; nếu có trình độ trung cấp hoặc qua đào tạo tại các trường dạy nghề thì bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch cán sự và tương đương (loại B); nếu có trình độ sơ cấp hoặc qua học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp thì bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch nhân viên kỹ thuật (mã số 01.007); nếu chưa qua đào tạo thì bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch nhân viên phục vụ (mã số 01.009). Việc chuyển xếp lương vào ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự hoặc thử việc khi tuyển dụng lần đầu vào làm việc ở cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc ở công ty Nhà nước) để xếp vào bậc lương trong ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm theo cách tính sau:
    Tính từ bậc 1 của ngạch được bổ nhiệm, cứ sau mỗi khoảng thời gian 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch công chức, viên chức loại A0 và loại A1 và cứ sau mỗi khoảng thời gian 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch công chức, viên chức từ loại B trở xuống (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn) được xếp lên 1 bậc lương trong ngạch được bổ nhiệm. Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (một trong các hình thức khiển trách, cảnh cao, cách chức) thì cứ mỗi năm (tính đủ 12 tháng) không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật không được tính vào thời gian để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch được bổ nhiệm.
    Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương trong ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm nêu trên, nếu có số tháng chưa đủ 36 tháng (đối với công chức, viên chức loại A0 và loại A1) hoặc chưa đủ 24 tháng (đối với công chức, viên chức từ loại B trở xuống), thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) trong ngạch được bổ nhiệm.
    b) Trường hợp không làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo, thì thực hiện bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức, viên chức cho phù hợp với vị trí và chuyên môn, nghiệp vụ của công việc mới được đảm nhiệm. Cách chuyển xếp lương vào ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm đối với các trường hợp này thực hiện như cách chuyển xếp lương hướng dẫn tại điểm a khoản 10 này.
    c) Sau khi chuyển xếp lương vào ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 10 này, nếu hệ số lương được xếp ở ngạch được bổ nhiệm cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn so với hệ số lương đang hưởng (theo thang lương, bảng lương trong công ty Nhà nước) tại thời điểm chuyển công tác, thì tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào tương quan tiền lương nội bộ, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét quyết định cho hưởng thêm hệ số chêch lệch bảo lưu. Nếu được hưởng hệ số chêch lệch bảo lưu, thì hệ số chêch lệch bảo lưu này (được tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch được bổ nhiệm (khi chuyển công tác) hoặc khi được nâng ngạch.
    d) Trường hợp trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước có các loại hình lao động đặc thù như trong công ty Nhà nước (không thay đổi nghề công nhân, nhân viên), thì Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, quyết định tiếp tục cho hưởng lương theo các thang lương, bảng lương công nhân, nhân viên đang hưởng đối với các trường hợp này (vẫn xếp lương và nâng bậc lương như công nhân, nhân viên trong công ty Nhà nước).
    đ) Quy định về xếp lương tại các điểm a, b, c, và d khoản 10 này cũng được áp dụng đối với các trường hợp đã được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đang xếp lương theo thang lương, bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh trong công ty Nhà nước.

    Tại Khoản 2, 4, Điều 20, Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về chế độ tập sự:
    2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
    a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
    b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
    c) Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự;
    d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
    4. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này.

    1