09:20 - 23/01/2025

Cách cúng rằm tháng Giêng năm 2025 tại cơ quan. Những điều cần lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng tại cơ quan

Rằm tháng Giêng là một trong những ngày Tết quan trọng của người Việt. Không chỉ cúng Rằm tháng Giêng, mọi người còn cúng rằm tháng Giêng tại cơ quan, công ty.

Nội dung chính

    Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào ngày nào?

    Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung Quốc. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính với Phật và tổ tiên, cầu mong bình an, thịnh vượng cho gia đình trong năm mới.

    Vào ngày này, nhiều người đi lễ chùa, dâng sao giải hạn, cầu an và cúng Phật, đồng thời thực hiện lễ cúng tổ tiên để tỏ lòng biết ơn và mong mùa màng bội thu.

    Theo lịch âm tháng 1/2025, rằm tháng Giêng 2025 (tức 15 tháng 1 âm lịch 2025) là ngày 12/02/2025 dương lịch. Rằm tháng Giêng 2025 rơi vào thứ 4.

    Cách cúng rằm tháng Giêng năm 2025 tại cơ quan. Những điều cần lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng tại cơ quanCách cúng rằm tháng Giêng năm 2025 tại cơ quan. Những điều cần lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng tại cơ quan (Hình từ Internet)

    Cách cúng rằm tháng Giêng năm 2025 tại cơ quan

    Khi cúng rằm tháng Giêng tại cơ quan, công ty, công sở hay văn phòng, mâm cúng rằm tháng Giêng thường là mâm cúng chay. Lễ cúng diễn ra vào giờ Ngọ (từ 11h đến 13h trưa), được cho là thời điểm linh thiêng nhất trong ngày.

    Khi cúng Rằm tháng Giêng tại cơ quan, công ty hay văn phòng, mâm cúng thường chỉ bao gồm các món chay như bánh kẹo, chè, nhang, hoa quả tươi và xôi gấc.

    - Bánh trôi nước: Món bánh trôi nước là món đặc trưng trong cúng Rằm tháng Giêng, tượng trưng cho sự suôn sẻ, trôi chảy trong công việc. Việc cúng bánh trôi nước thể hiện mong muốn mọi sự trong công việc, dự án và kế hoạch trong năm mới sẽ diễn ra thuận lợi, không gặp trở ngại.

    - Hoa quả tươi: Các loại trái cây tươi như chuối, cam, quýt, táo, lê… thường được chọn để dâng lên bàn thờ. Những loại quả này không chỉ đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa chúc phúc, cầu may mắn cho năm mới.

    - Xôi gấc: Món xôi gấc có màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự may mắn, phú quý, thịnh vượng và cũng là món ăn dễ chuẩn bị cho các mâm cúng tại cơ quan.

    - Bánh kẹo: Bánh kẹo tượng trưng cho sự ngọt ngào, hòa thuận trong môi trường làm việc, cũng như mong muốn một năm mới vui vẻ, thành công.

    - Chè: Một món chè đơn giản có thể là chè đậu xanh, chè trôi nước, chè hạt sen, mang đến sự ấm áp và bình an cho tất cả mọi người trong cơ quan.

    Mâm cúng tại cơ quan không chỉ có món ăn mà còn phải chuẩn bị những lễ vật khác để tạo nên một buổi lễ trang trọng và đầy đủ:

    - Nhang: Nhang được thắp lên để thể hiện sự tôn kính đối với thần linh. Nhang có thể là nhang trầm, nhang thảo mộc với mùi hương dễ chịu, nhẹ nhàng.

    - Đèn: Đèn hoặc nến được thắp lên để mang lại ánh sáng, biểu trưng cho sự sáng suốt và trí tuệ trong công việc.

    - Hoa tươi: Các loài hoa như hoa lay ơn, hoa cúc, hoa hồng hay hoa đào thường được chọn để dâng lên, tượng trưng cho sự tươi mới, phúc lộc.

    - Trà: Trà thơm cũng là một lễ vật không thể thiếu, mang lại sự thanh tịnh và thanh thản cho không khí lễ cúng.

    - Rượu, thuốc lá: Trong lễ cúng tại cơ quan, rượu có thể được dâng lên, tuy nhiên cần phải sử dụng vừa phải để phù hợp với không khí trang nghiêm của buổi lễ.

    Văn khấn cúng rằm tháng Giêng tại cơ quan

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm cúng rằm tháng Giêng tại cơ quan, người đại diện cho công ty sẽ đọc nội dung bài cúng rằm tháng Giêng. Dưới đây là những mẫu văn khấn giành cho cơ quan:

    Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
    Tín chủ (chúng) con là ....................................giám đốc công ty (hoặc chức danh của người đứng đầu)..............................
    Đang làm việc tại công ty...........................địa chỉ tại...............................có mã số thuế là...........
    Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
    Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
    Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho công ty chúng con được vạn sự tốt lành, buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
    Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

    Những lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng tại cơ quan

    Khi thực hiện lễ cúng Rằm tháng Giêng tại cơ quan cần chú ý đến một số điểm quan trọng để nghi lễ được trang trọng và đúng đắn:

    (1) Không sử dụng hoa quả giả

    Mặc dù hoa quả giả có ưu điểm là bền lâu, không bị héo hay hỏng, nhưng việc sử dụng chúng trong lễ cúng là điều kiêng kỵ. Cúng lễ cần phải xuất phát từ lòng thành kính và tịnh tâm, do đó, chỉ nên dâng hoa tươi và trái cây tươi lên bàn thờ để thể hiện sự chân thành.

    (2) Không dùng đồ chay giả mặn

    Mâm cỗ chay trong ngày rằm tháng Giêng cần đảm bảo thuần chay, tức là không nên dùng các món ăn chế biến từ thực phẩm mặn, giả chay. Mục đích là để duy trì sự thanh tịnh, tránh gây ảnh hưởng đến ý nghĩa của nghi lễ.

    (3) Hạn chế đốt vàng mã

    Việc đốt vàng mã không được khuyến khích trong đạo Phật vì nó gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Thay vào đó, lễ cúng nên được thực hiện bằng lòng thành và tấm lòng kính trọng đối với thần linh và tổ tiên, thay vì tập trung vào mâm cao cỗ đầy hay đốt vàng mã.

    (4) Không di chuyển bát hương

    Trong quá trình lau dọn bàn thờ vào dịp rằm tháng Giêng, cần lưu ý không di chuyển bát hương. Trước khi lau dọn, gia chủ nên thắp một nén hương để khấn xin Thần linh và tổ tiên cho phép dọn dẹp, nhằm bảo vệ sự trang nghiêm của bàn thờ.

    (5) Không dùng tiền giả hoặc tiền bất chính

    Khi cúng tiền lên bàn thờ, gia chủ chỉ nên sử dụng tiền do chính sức lao động của mình làm ra. Tuyệt đối không sử dụng tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, như tiền kiếm được từ các hành vi phạm pháp hoặc trái với đạo đức, lương tâm.

    38
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ