Các đơn vị sự nghiệp công lập nào trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong cải cách hành chính là gì?
Nội dung chính
Các đơn vị sự nghiệp công lập nào trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Tại Điều 1 Quyết định 298/QĐ-TTg năm 2024 quy định danh sách đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024, bao gồm:
[1] Đại học Đà Nẵng.
[2] Đại học Huế.
[3] Đại học Thái Nguyên.
[4] Đại học Bách khoa Hà Nội.
[5] Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Trường Đại học Cần Thơ.
[7] Trường Đại học Đà Lạt.
[8] Trường Đại học Đồng Tháp.
[9] Trường Đại học Giao thông vận tải.
[10] Trường Đại học Hà Nội.
[11] Trường Đại học Kiên Giang.
[12] Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
[13] Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
[14] Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
[15] Trường Đại học Mở Hà Nội.
[16] Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
[17] Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
[18] Trường Đại học Ngoại thương.
[19] Trường Đại học Nha Trang.
[20] Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
[21] Trường Đại học Quy Nhơn.
[22] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[23] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
[24] Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
[25] Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
[26] Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
[27] Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[28] Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội.
[29] Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
[30] Trường Đại học Tây Bắc.
[31] Trường Đại học Tây Nguyên.
[32] Trường Đại học Thương mại.
[33] Trường Đại học Việt Đức.
[34] Trường Đại học Vinh.
[35] Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
[36] Học viện Quản lý giáo dục.
[37] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
[38] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha Trang.
[39] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.
[40] Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
[41] Trường Hữu nghị 80.
[42] Trường Hữu nghị T78.
[43] Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.
[44] Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học.
[45] Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam.
[46] Trung tâm khu vực về học tập suốt đời của tổ chức SEAMEO tại Việt Nam.
[47] Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong cải cách hành chính là gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Giáo dục Mầm non.
2. Vụ Giáo dục Tiểu học.
3. Vụ Giáo dục Trung học.
4. Vụ Giáo dục Đại học.
5. Vụ Giáo dục thể chất.
6. Vụ Giáo dục dân tộc.
7. Vụ Giáo dục thường xuyên.
8. Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
9. Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.
10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
...
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Vụ Giáo dục Mầm non.
- Vụ Giáo dục Tiểu học.
- Vụ Giáo dục Trung học.
- Vụ Giáo dục Đại học.
- Vụ Giáo dục thể chất.
- Vụ Giáo dục dân tộc.
- Vụ Giáo dục thường xuyên.
- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
- Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Cơ sở vật chất.
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Vụ Pháp chế.
- Văn phòng.
- Thanh tra.
- Cục Quản lý chất lượng.
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
- Cục Công nghệ thông tin.
- Cục Hợp tác quốc tế.
- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
- Báo Giáo dục và Thời đại.
- Tạp chí Giáo dục.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong cải cách hành chính là gì?
Theo Điều 9 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trong cải cách hành chính như sau:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương.
- Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ.
- Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ.
- Cải cách tổ chức bộ máy của Bộ bảo đảm tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối, bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo phân công của Chính phủ.
- Thực hiện đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, văn hóa công vụ và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào hoạt động của Bộ.