12:06 - 11/11/2024

Các biện pháp chống tốc mái nhà khi có bão đến? Nội dung tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão như thế nào?

Các biện pháp chống tốc mái nhà khi có bão đến? Nội dung tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão được quy định gồm các nội dung nào?

Nội dung chính

    Nội dung tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 12 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về nội dung tin dự báo như sau:

    Nội dung tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão
    1. Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn do áp thấp nhiệt đới, bão
    a) Tiêu đề Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn do áp thấp nhiệt đới, bão kèm theo tên vùng biển bị ảnh hưởng;
    b) Thông tin độ cao sóng lớn nhất, hướng sóng thịnh hành và khu vực sóng lớn trong 24 giờ qua;
    c) Dự báo độ cao sóng lớn nhất, hướng sóng thịnh hành và cảnh báo khu vực sóng lớn trong 24 giờ, 48 giờ tới;
    d) Thời gian ban hành bản tin và thời gian ban hành bản tin tiếp theo;
    đ) Tên về chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
    2. Tin dự báo, cảnh báo nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão
    a) Tiêu đề Tin dự báo, cảnh báo nước dâng do bão, áp thấp nhiệt đới kèm theo tên khu vực bị ảnh hưởng;
    b) Thông tin về nước dâng tại khu vực bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trong 24 giờ qua (nếu có);
    c) Dự báo độ cao và thời điểm xuất hiện nước dâng lớn nhất, mực nước tổng cộng lớn nhất, phân bố nước dâng lớn nhất quanh khu vực bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng và nhận định về nguy cơ ngập lụt ven bờ do nước dâng kết hợp với thủy triều;
    d) Thời gian ban hành bản tin và thời gian ban hành bản tin tiếp theo;
    đ) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nước dâng theo quy định tại Điều 4 và Điều 43 Quyết định này;
    e) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.

    Theo quy định trên, nội dung tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão gồm hai nội dung nhóm tin:

    - Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn do áp thấp nhiệt đới, bão

    - Tin dự báo, cảnh báo nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão. 

    Các biện pháp chống tốc mái nhà khi có bão đến? Nội dung tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão như thế nào?

    Các biện pháp chống tốc mái nhà khi có bão đến? Nội dung tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão như thế nào? (Hình từ Internet)

    Các biện pháp chống tốc mái nhà khi có bão đến? 

    Căn cứ theo Điều 26 Luật Phòng chống thiên tai 2013, trong trường hợp bão đổ bộ đất liền, nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão.

    Tuy nhiên, để chủ động ứng phó với bão, người dân có thể thực hiện các biện pháp phòng chống tốc mái nhà, chống lốc cho nhà mái tôn và mái ngói theo Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng nhằm phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do gió, bão đối với nhà ở và công trình của Bộ Xây dựng như sau:

    (1) Hướng dẫn phòng chống tốc mái nhà lợp fibro, mái tôn bằng bao cát:

    - Đối với nhà có độ dốc lớn

    + Đặt các bao cát hoặc bao chứa nước ép sát mái buộc vào các dây vắt qua đỉnh mái (chống trôi trượt)

    + Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)

    - Đối với nhà có độ dốc nhỏ

    + Xếp trực tiếp các bao cát hoặc bao chứa nước lên mái

    + Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)

    Phòng chống tốc mái nhà (Hình từ Internet)

    Phòng chống tốc mái nhà (Hình từ Internet)

    (2) Phòng chống tốc mái cho nhà lợp ngói

    Phòng và giảm thiểu tốc mái ngói bằng các phương pháp:

    - Xây các bờ chẩy bằng gạch để bảo vệ các cạnh mái

    - Xây các con trạch bằng gạch để bảo vệ mái

    - Buộc chặt vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), li tô (mè) với nhau

    - Chèn vữa xi mằng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái)

    Phòng chống tốc mái nhà (Hình từ Internet)

    Phòng chống tốc mái nhà (Hình từ Internet)

    - Buộc mái ngói vào li tô (mè) bằng dây thép 2 mm;

    - Buộc chặt vì kèo, xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), li tô (mè) với nhau;

    - Chèn vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh mái);

    - Viên ngói lợp chèn vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3 các viên ngói (khoảng từ 3 đến 4 hàng xung quanh ngói.

    Bão đã suy yếu thành vùng áp thấp là tin ban hành cuối cùng về bão trong bản tin dự báo, cảnh báo bão phải không? 

    Theo quy định tại Điều 9 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định cụ thể về việc ban hành bản tin về bão đã suy yếu thành vùng áp thấp như sau:

    Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo bão, sóng lớn, nước dâng do bão
    1. Tin bão gần Biển Đông
    Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.
    2. Tin bão trên Biển Đông
    Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông và chưa có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
    3. Tin bão khẩn cấp
    Tin bão khẩn cấp được ban hành khi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
    4. Tin bão trên đất liền
    Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
    a) Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;
    b) Tâm bão đã đi vào các nước lân cận, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 24 giờ đến 48 giờ tới.
    5. Tin nhanh về bão
    Tin nhanh về bão được ban hành khi phát tin bão khẩn cấp hoặc những trường hợp bão diễn biến phức tạp.
    6. Tin cuối cùng về bão
    Tin cuối cùng về bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
    a) Bão đã suy yếu thành một vùng áp thấp;
    b) Bão đã đổ bộ vào các nước lân cận hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
    c) Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.
    7. Tin sóng lớn, nước dâng do bão
    Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do bão được ban hành ngay khi phát tin bão khẩn cấp. 

    Theo đó, bão đã suy yếu thành một vùng áp thấp là một trong những điều kiện ban hành tin cuối cùng về bão.

    3