11:47 - 13/11/2024

Bị hàng xóm lấn chiếm lối đi chung, gửi kiến đến đâu?

Trong ngõ nhà tôi ở, những người ở tầng 1 lấn chiếm đất ngõ bằng cách xây các bồ hoan, bậc tam cấp… Mỗi ngày họ lấn một ít làm con ngõ ngày càng bé đi. Đã có nhiều người góp ý nhưng họ vẫn bỏ qua. Vậy chúng tôi có thể gửi kiến nghị đến đâu để ngăn chặn việc lấn chiếm của họ?

Nội dung chính

    Bị hàng xóm lấn chiếm lối đi chung, gửi kiến đến đâu?

    Thứ nhất, pháp luật nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm đất. Theo khoản 5 Điều 3 Quyết định 05/2006/QĐ-BXD về việc ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà quy định thì “Ngõ” là lối đi lại trong cụm dân cư, có ít nhất một đầu thông ra đường hoặc phố (nhánh của đường hoặc phố).

    Theo đó, “ngõ” thuộc loại đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ hệ thống giao thông (theo điểm e khoản 2 Luật Đất đai 2013).

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì việc lấn chiếm đất đai là một trong các hành vi bị pháp luật đất đai nghiêm cấm.

    “Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”.

    Và căn cứ Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định về việc lấn, chiếm đất như sau:

    “Điều 3. Giải thích từ ngữ

    1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

    2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

    Theo đó, việc những nhà ở tầng 1 ngõ nhà bạn lấn chiếm đất ngõ bằng cách xây các bồ hoan, bậc tam cấp, mỗi ngày họ lấn một ít làm con ngõ ngày càng bé đi là hành vi vi phạm pháp luật về lấn chiếm sử dụng đất.

    Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

    Việc những nhà ở tầng 1 ngõ nhà bạn lấn chiếm đất ngõ bằng cách xây các bồ hoan, bậc tam cấp, mỗi ngày họ lấn một ít làm con ngõ ngày càng bé đi. Đã có nhiều người góp ý nhưng họ vẫn bỏ qua. Như vậy, mọi người phải làm đơn có chữ ký của tất cả mọi người lên UBND xã/phường/thị trấn.

    “Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

    Trường hợp không hòa giải được tại UBND, mọi người có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013).

    “Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

    242
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ