11:50 - 14/11/2024

Bảo vệ cho chính bản thân mới được xem là phòng vệ chính đáng?

Bảo vệ cho chính bản thân mới được xem là phòng vệ chính đáng? Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS không? Liên quan đến quy định pháp luật hiện hành, xin được hỏi các thông tin trên.

Nội dung chính

    Bảo vệ cho chính bản thân mới được xem là phòng vệ chính đáng?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định về nội dung trên như sau:

    Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

    Như vậy, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng không chỉ là của bản thân mình mà còn của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS không?

    Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định về nội dung trên như sau:

    Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

    e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

    g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    ...

    Do đó, phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được xem là một trong những tình tiết giảm nhẹ TNHS.

    219
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ