11:51 - 26/09/2024

Báo tăng lao động để được nghỉ dưỡng sức?

Công ty em có 1 chị A nghỉ thai sản từ ngày 14/5/2020 - 13/11/2020, thì ngày 14 chị ấy có đi làm lại sau thai sản. Nhưng vì lý do sức khỏe nên chị ấy có làm thủ tục nghỉ dưỡng sức sau sinh 5 ngày (do chị ấy sinh thường). Tuy nhiên, em có đọc quy định là NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Và thời hạn làm hồ sơ 30 ngày kể từ ngày quay lại làm việc. Vậy em muốn làm hồ sơ này thì em phải báo tăng tháng mấy thì được ạ.

Nội dung chính

    Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    Và theo Khoản 1 Điều 41 Luật này thì:

    Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

    Như vậy, quy định là "khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày". 

    Về việc báo tăng BHXH: Thông thường khi NLĐ quay trở lại làm việc sau thai sản thì công ty sẽ báo tăng BHXH, công ty có thể lập hồ sơ phát sinh tăng lao động vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử.

    Về hồ sơ giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh, Công ty lập danh sách theo Mẫu ban hành 01B-HSB Phụ lục kèm Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019. Khi đó, công ty sẽ ghi cụ thể ngày, tháng, năm trở lại làm việc sau thai sản. Ở đây theo thông tin cung cấp thì không bắt buộc phải làm dưỡng sức những ngày trong tháng 11, sang tháng 12 công ty vẫn có thể làm được cho NLĐ.

    Trân trọng!

    1