11:55 - 09/11/2024

29 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị ở Đảng viên được quy định như thế nào?

29 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị ở Đảng viên được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    29 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị ở Đảng viên được quy định như thế nào?

    Tại Hướng dẫn 16-HD/BTCTW năm 2018 về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức Đảng, Đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp do Ban Tổ chức Trung ương ban hành, có quy định một số biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị ở Đảng viên như sau:

    1. Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

    2. Hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

    3. Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng.

    4. Không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

    5. Phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

    6. Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị.

    7. Lười học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

    8. Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng.

    9. Sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác.

    10. Né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm.

    11. Trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả.

    12. Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.

    13. Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm.

    14. Khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật.

    15. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh.

    16. Lợi dụng tự phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.

    17. Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    18. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít, nói một đằng, làm một nẻo.

    19. Nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác.

    20. Nói và làm không nhất quán khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.

    21. Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình.

    22. Không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.

    23. Tham vọng chức quyền.

    24. Không chấp hành sự phân công của tổ chức.

    25. Kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó.

    26. Không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn.

    27. Tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.

    28. Có “tư duy nhiệm kỳ”, chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình.

    29. Bổ nhiệm người thân, người quen dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích.

    31