Ở Việt Nam có đất hiếm không? Ứng dụng của đất hiếm là gì?
Mua bán nhà đất tại Yên Bái
Nội dung chính
Ở Việt Nam có đất hiếm không? Ứng dụng của đất hiếm là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất hiếm là tên gọi chung của nhóm 17 nguyên tố, bao gồm: Lantan (La), Ceri (Ce), Praseodymi (Pr), Neodymi (Nd), Promethi (Pm), Samari (Sm), Europi (Eu), Gadolini (Gd), Terbi (Tb), Dysprosi (Dy), Holmi (Ho), Erbi (Er), Thuli (Tm), Yterbi (Yb), Luteti (Lu), Scandi (Sc), Yttri (Y).
2. Khoáng sản đất hiếm nguyên sinh là khoáng sản trong đó các nguyên tố đất hiếm tồn tại trong các khoáng vật.
[...]
Theo đó đất hiếm là tên gọi chung của nhóm 17 nguyên tố, bao gồm: Lantan (La), Ceri (Ce), Praseodymi (Pr), Neodymi (Nd), Promethi (Pm), Samari (Sm), Europi (Eu), Gadolini (Gd), Terbi (Tb), Dysprosi (Dy), Holmi (Ho), Erbi (Er), Thuli (Tm), Yterbi (Yb), Luteti (Lu), Scandi (Sc), Yttri (Y).
Ở Việt Nam, đất hiếm được phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Đó là các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái và các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ và Trung Bộ như: Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận
Ở Lai Châu có mỏ đất hiếm kiểu quặng gốc có trữ lượng lớn nhất cả nước. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 4 mỏ, điểm khoáng sản đất hiếm.
Ở Lào Cai có mỏ đất hiếm dạng hấp phụ ion. Một số mỏ đất hiếm được tìm thấy ở Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Đồng…
Ứng dụng của đất hiếm
Đất hiếm thường được sử dụng nhiều trong các ngành đòi hỏi công nghệ cao như: Luyện kim, thực phẩm, hóa dầu, sản xuất linh kiện điện tư…. Và khó có vật liệu nào thay thế chúng.
(1) Công nghiệp
Đất hiếm được sử dụng khá rộng rãi, được ứng dụng để:
Sản xuất điện thoại, đèn huỳnh quang, diode phát sáng (LED), màn hình máy tính.
Máy ảnh kỹ thuật số: Lanthanum chiếm tới 50% ống kính máy ảnh kỹ thuật số, bao gồm cả máy ảnh điện thoại di động.
Đĩa máy tính. Nam châm đất hiếm được sử dụng trong đĩa cứng máy tính và ổ đĩa CD-ROM và DVD .
Sản xuất kính, sử dụng chúng để đánh bóng và làm chất phụ gia cung cấp màu sắc và các đặc tính quang học đặc biệt cho kính.
Làm đá lửa trong bật lửa
Sản xuất tivi, giúp chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình.
Làm chất xúc tác, ứng dụng trong công nghệ lọc hóa dầu, xử lý môi trường.
Làm vật liệu siêu dẫn.
Chế tạo bộ phận cảm biến trong hệ thống tên lửa.
(2) Nông nghiệp
Đất hiếm cũng được ứng dụng trong nông nghiệp, dùng để bổ sung vào phân bón cho cây trồng. Đặc biệt, các chế phẩm phân bón vi lượng giúp năng suất cao và cây trồng chống chọi sâu bệnh tốt.
(3) Y tế
Đất hiếm được sử dụng để cải thiện độ chính xác và hiệu quả của các thiết bị: Máy MRI, máy X-quang và máy siêu âm.
Đất hiếm cũng được dùng để sản xuất thiết bị y tế, thuốc cho bệnh ung thư, thuốc trị viêm khớp.
Ở Việt Nam có đất hiếm không? Ứng dụng của đất hiếm là gì? (Hình từ internet)
Nội dung đánh giá khoáng sản đất hiếm là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về nội dung đánh giá khoáng sản đất hiếm như sau:
(1) Thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích các tài liệu thu thập được; luận chứng, xác định mạng lưới, phương pháp, khối lượng các hạng mục công việc phục vụ đánh giá khoáng sản đất hiếm.
(2) Công tác trắc địa phục vụ địa chất, địa vật lý, công trình khai đào, khoan.
(3) Lộ trình khảo sát thực địa theo tuyến kết hợp với đo gamma mặt đất, phổ gamma mặt đất tại các khu vực có triển vọng đất hiếm đã được lựa chọn.
(4) Đo gamma công trình, gamma mẫu lõi khoan và địa vật lý lỗ khoan nhằm khoanh định quy mô, kích thước các thân quặng đất hiếm trong các công trình khai đào, vị trí thân quặng trong lỗ khoan, xác định các vị trí lấy mẫu phân tích.
(5) Đo nhanh ngoài hiện trường bằng phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay hoặc tương đương.
(6) Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion: đo sâu điện để dự đoán chiều dày vỏ phong hóa phục vụ khoanh định khu vực triển vọng khoáng sản đất hiếm.
(7) Khai đào công trình (vết lộ, hố, hào, giếng), khoan.
(8) Lấy mẫu tại các công trình khai đào, khoan để phân tích, xác định hàm lượng đất hiếm.
(9) Lấy và phân tích mẫu kỹ thuật.
(10) Xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình của các loại đá trong khu vực đánh giá khoáng sản đất hiếm.
(11) Tổng hợp các tài liệu, kết quả phân tích để khoanh định diện phân bố của đất hiếm đủ điều kiện tính tài nguyên.
(12) Tính tài nguyên cấp 333.
(13) Khoanh định các khu vực đủ điều kiện chuyển sang thăm dò.
(14) Công tác địa chất môi trường.
Đất tại Yên Bái sử dụng cho hoạt động khoáng sản thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 9. Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
[...]
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
[...]
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
Điều 5. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
5. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bao gồm:
[...]
d) Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là đất thăm dò, khai thác hoặc khai thác gắn với chế biến khoáng sản, đất xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động khoáng sản, kể cả nhà làm việc, nhà nghỉ giữa ca và các công trình khác phục vụ cho người lao động gắn với khu vực khai thác khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cho phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan.
[...]
Như vậy, đất tại Yên Bái sử dụng cho hoạt động khoáng sản thuộc nhóm đất phi nông nghiệp là đất thăm dò, khai thác hoặc khai thác gắn với chế biến khoáng sản, đất xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động khoáng sản, kể cả nhà làm việc, nhà nghỉ giữa ca và các công trình khác phục vụ cho người lao động gắn với khu vực khai thác khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản.