07:42 - 16/04/2025

TP Phú Quốc sẽ được tách thành 2 đặc khu sau sắp xếp đơn vị hành chính?

TP Phú Quốc sẽ được tách thành 2 đặc khu sau sắp xếp đơn vị hành chính? Tỉnh Kiên Giang sáp nhập tỉnh nào?

Nội dung chính

    Dự kiến TP Phú Quốc sẽ được tách thành 2 đặc khu độc lập sau sắp xếp đơn vị hành chính?

    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

    Trong đó, đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc hình thành các đặc khu hành chính trực thuộc tỉnh, đặc biệt là đề xuất TP Phú Quốc sẽ được tách thành 2 đặc khu.

    Theo Đề án, Chính phủ đề xuất tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng bỏ cấp trung gian là huyện, chỉ còn lại ba loại hình đơn vị hành chính cấp xã gồm xã, phường và đặc khu.

    Các huyện đảo và thành phố đảo hiện nay sẽ được chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã với tên gọi đặc khu. Mô hình đặc khu được kỳ vọng sẽ giúp chính quyền địa phương gần dân hơn, quản lý hiệu quả địa bàn và phục vụ nhân dân tốt hơn.

    TP Phú Quốc là một trong những địa phương trọng điểm được đề cập trong đề án. Theo đó, TP Phú Quốc sẽ được tách thành 2 đặc khu là Phú Quốc và Thổ Châu để thành lập đơn vị hành chính độc lập.

    Việc thành lập hai đặc khu từ TP Phú Quốc được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lý, phát triển kinh tế biển đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

    TP Phú Quốc sẽ được tách thành 2 đặc khu sau sắp xếp đơn vị hành chính?TP Phú Quốc sẽ được tách thành 2 đặc khu sau sắp xếp đơn vị hành chính? (Hình từ internet)

    Tỉnh Kiên Giang sáp nhập tỉnh nào?

    Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư đã ký ban hành  Nghị quyết 60/NQ-TW 2025 về của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.

    Căn cứ theo Nghị quyết 60/NQ-TW 2025 ban hành kèm theo Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tịnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, tỉnh Kiên Giang sẽ sáp nhập với tỉnh An Giang.

    II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất

    ...

    23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

    Như vậy tỉnh An Giang sẽ được hợp nhất với tỉnh Kiên Giang, dự kiến lấy tên là tỉnh An Giang và trung tâm hành chính - chính trị đặt tại tỉnh Kiên Giang.

    Cơ hội và thách thức khi đầu tư bất động sản Kiên Giang sau sáp nhập An Giang Kiên Giang

    Việc sáp nhập An Giang Kiên Giang thành một đơn vị hành chính mới sẽ tác động đến bộ máy quản lý hành chính và mở ra những cơ hội và thách thức mới cho thị trường bất động sản khu vực.

    Về cơ hội

    Việc sáp nhập sẽ thúc đẩy quy hoạch tổng thể và đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông, kết nối giữa hai địa phương. Những tuyến đường trọng điểm nối vùng như QL80, QL61C hoặc tuyến cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Long Xuyên sẽ trở thành động lực mới cho thị trường bất động sản.

    Dân số hợp nhất từ hai tỉnh tạo ra sức ép về nhà ở, đặc biệt tại các đô thị trung tâm như Rạch Giá, Long Xuyên hay Hà Tiên từ đó kích thích phát triển các dự án bất động sản nhà ở và thương mại.

    Với định hướng thành lập đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu, Kiên Giang được xem là "tâm điểm biển đảo" của khu vực ĐBSCL, kéo theo nhu cầu đầu tư lớn vào các loại hình nghỉ dưỡng, resort, khách sạn và nhà phố biển.

    Về thách thức

    Việc chuyển đổi mô hình hành chính có thể dẫn tới một giai đoạn quá độ trong quy hoạch, cấp phép đầu tư. Nhà đầu tư cần theo dõi sát quy định mới và hạn chế đầu tư lướt sóng ngắn hạn.

    An Giang và Kiên Giang có đặc thù phát triển kinh tế khác biệt. Việc đồng bộ hóa chính sách và hạ tầng giữa các khu vực sẽ mất thời gian và có thể ảnh hưởng đến tốc độ triển khai các dự án.

    Tâm lý kỳ vọng sau sáp nhập có thể tạo nên các đợt sốt đất cục bộ, đẩy giá đất vượt giá trị thực. Nhà đầu tư cần tỉnh táo và đánh giá kỹ năng lực phát triển thực tế của khu vực.

    Nhà đầu tư bất động sản, đây là thời điểm cần theo dõi sát sao quy hoạch, tìm kiếm các khu vực có tiềm năng thật sự và đầu tư dài hạn để đón đầu cơ hội.

    Giá bất động sản là gì?

    Hiện nay, khái niệm "giá cả bất động sản" chưa được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, "giá cả bất động sản" có thể được hiểu là khái niệm cơ bản trong lĩnh vực kinh tế và bất động sản, được định nghĩa là số tiền mà người mua phải trả để sở hữu một tài sản bất động sản cụ thể tại một thời điểm nhất định.

    Điều này có nghĩa là giá cả không chỉ là một con số đơn thuần mà còn phản ánh giá trị thị trường của tài sản trong bối cảnh cụ thể mà nó đang tồn tại.

    Trần Thị Trà My
    Từ khóa
    TP Phú Quốc sẽ được tách thành 2 đặc khu Sắp xếp đơn vị hành chính Quyết định 759/QĐ-TTg Quyết định 759 Tỉnh Kiên Giang sáp nhập tỉnh nào Nghị quyết 60-NQ/TW Nghị quyết 60 Sáp nhập An Giang Kiên Giang Bất động sản Kiên Giang Sáp nhập tỉnh
    450