10:01 - 24/01/2025

Lịch cấm đường Hà Nội dịp Tết Nguyên đán? Giá đất tại Hà Nội đầu năm 2025 là bao nhiêu?

Khám phá thị trường bất động sản Hà Nội 2025 với giá đất và lịch cấm đường dịp Tết Nguyên Đán.

Nội dung chính

    Lịch cấm đường Hà Nội dịp Tết Nguyên đán? 

    Trong dịp tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội không có lịch cấm đường. Từ sáng 22/1, liên ngành Giao thông vận tải - Công an TP. Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông thực hiện phương án phân luồng, tổ chức giao thông cho xe ra vào nội đô theo 6 hướng.

    - Hướng thứ nhất, từ Hà Nội đi các tỉnh phía Nam 

    Phương tiện có thể đi theo các lộ trình: Trung tâm Hà Nội đi nút giao Pháp Vân-Cầu Giẽ vào cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ; Trung tâm Hà Nội đi đường Quốc lộ 1 cũ: Giải Phóng-Ngọc Hồi-Quốc lộ 1 vào cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ tại nút giao Vạn Điểm; nút giao Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên); Quốc lộ 6 (trục Nguyễn Trãi-Trần Phú-Quang Trung) - ngã ba Ba La đi đường 21B-Quốc lộ 38 để ra Quốc lộ 1 cũ (nút giao Đồng Văn) hoặc vào nút giao Vực Vòng đi cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ.

    Quốc lộ 6 (trục Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung) - rẽ trái đi đường Phùng Hưng - đến đường trục phía Nam - rẽ trái đường tỉnh 427B - ra ga Thường Tín để vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; Quốc lộ 6 đi thị Trấn Xuân Mai - đi đường Hồ Chí Minh - đường 21B.

    - Hướng thứ hai, từ các tỉnh phía Nam đi về thành phố Hà Nội

    Phương tiện đi theo các lộ trình: Nút giao Liêm Tuyền trên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ: đi đường TL494 - Quốc lộ 21B - Quốc lộ 6 (ngã ba Ba La, Hà Đông); Tại nút giao Vực Vòng trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đi theo 02 hướng sau: Rẽ trái đi Quốc lộ 38 - Quốc lộ 21B -Quốc lộ6 (ngã ba Ba La, Hà Đông), hoặc rẽ phải đi Quốc lộ38 - qua cầu Yên Lệnh - Quốc lộ 39A - đường tỉnh 379 - nút giao với đường Vành đai 3 (cầu Thanh Trì).

    Tại nút giao Vạn Điểm: Rẽ trái đi Quốc lộ1 - đường tỉnh 429 - Quốc lộ 21B - Quốc lộ 6 (ngã ba Ba La, Hà Đông); tại nút giao Thường Tín: đi đường tỉnh 427 - đến đường trục phía Nam - đường Phùng Hưng (Hà Đông).

    - Hướng thứ ba, từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Đông Bắc ngược lại 

    Đường Vành đai 3 – cầu Thanh Trì - cao tốc Hà Nội - Bắc Giang; Cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Quốc lộ 18 đi cao tốc Hà Nội - Bắc Giang; Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập - Ngô Gia Tự - cầu Đuống - đi cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

    - Hướng thứ tư, từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc và ngược lại 

    Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 2 vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Cầu Thăng Long - tỉnh lộ 23 - đường Mê Linh đi Quốc lộ 2; Cầu Thăng Long - cầu vượt Nam Hồng - đường 23 - Quốc lộ 2 - đường tỉnh 310B đi cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Đường Quốc lộ 3 - đường tỉnh 296 - vào cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Đường Quốc lộ 32 đi Phú Thọ.

    - Hướng thứ năm, từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc và ngược lại: 

    Đại lộ Thăng Long - đường Tản Lĩnh - Yên Bài - cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; Đường Quốc lộ 6 - thị trấn Xuân Mai - Hòa Bình.

    - Hướng thứ sáu, các phương tiện từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Đông và ngược lại

    Đường Cổ Linh – nút giao đường Vành đai 3 đường Cổ Linh - cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Đường tỉnh 379 đi Hưng Yên, Hải Phòng; Đường QL5 cũ (Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận) đi Hải Dương; Cầu Thanh Trì - đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - đi Quốc lộ 18.

    Lịch cấm đường Hà Nội dịp tết nguyên đán? Giá đất tại Hà Nội đầu năm 2025 là bao nhiêu?

    Lịch cấm đường Hà Nội dịp Tết Nguyên đán? Giá đất tại Hà Nội đầu năm 2025 là bao nhiêu? (Hình từ internet)

    Giá đất tại Hà Nội đầu năm 2025 là bao nhiêu?

    Ngày 20/12/2024 UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến bảng giá đất tại Thủ đô. Chính thức từ thời điểm ban hành, bảng giá đất mới đã có hiệu lực và được áp dụng đến hết năm 2025. Theo bảng giá đất mới, giá đất tại thủ đô Hà Nội đã tăng mạnh, tăng từ 190%-270% so với thời điểm trước, tương đương cao gấp 2-6 lần so với bảng giá đất cũ.

    - Trên địa bàn quận Cầu Giấy có giá dao động từ: 120 triệu đồng/m2 - 444,4 triệu đồng/m2.

    - Giá đất tại huyện Đông Anh cao nhất thuộc 2 tuyến đường Cao Lỗ đoạn qua thị trấn Đông Anh và đường quốc lộ 3 đoạn qua thị trấn Đông Anh với 46 triệu đồng/m2.

    - Giá đất tại huyện Gia Lâm có mức cao nhất là hơn 68 triệu đồng/m2 tại đường Hà Huy Tập, thuộc thị trấn Yên Viên, tăng 195%. Đường Nguyễn Đức Thuận, thị trấn Trâu Quỳ có giá đất điều chỉnh lên hơn 65 triệu đồng/m2, tăng hơn 310%.

    - Giá đất ở vị trí đẹp nhất trên 3 tuyến đường, gồm Nguyễn Xiển, đoạn qua xã Tân Triều, Nghiêm Xuân Yêm đoạn qua xã Tân Triều và đoạn từ Cầu Dậu đến hết xã Thanh Liệt và Phạm Tu tại huyện Thanh Trì có mức cao nhất 116,9 triệu đồng/m2.

    - Giá đất tại huyện Hoài Đức, cao nhất tại đường Vạn Xuân, đoạn qua Thị trấn trạm Trôi, đường Vạn Xuân đoạn qua xã Kim Chung, Đại lộ Thăng Long đoạn qua xã An Khánh với mức giá hơn 51 triệu đồng đến hơn 53,3 triệu đồng/m2.

    - Giá đất cao nhất tại huyện Đan Phượng hơn 46 triệu đồng/m2 thuộc đất tại đoạn từ giáp Hoài Đức đến ngã ba tượng đài. Xếp sau là đoạn đường từ Tượng đài đến hết thị trấn Phùng tức đường Quốc lộ 32 cũ, đường Phùng Đường Quốc lộ 32 cũ có giá đất hơn 44 triệu đồng/m2.

    - Trên địa bàn quận Thanh Xuân có giá từ 150 triệu đồng/m2 - 261,29 triệu đồng/m2.

    Mua nhà tại Hà Nội thì nên mua ở đâu?

    Việc lựa chọn khu vực mua nhà tại Hà Nội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí làm việc, nhu cầu sinh hoạt, tài chính và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số khu vực có thể cân nhắc:

    1. Khu vực phía Tây Hà Nội

    Khu vực này bao gồm các quận như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Phía Tây Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, với nhiều dự án bất động sản, trung tâm thương mại và tiện ích công cộng. Đây là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn sống trong môi trường hiện đại và năng động. 

    2. Khu vực phía Đông Hà Nội

    Bao gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm, khu vực này đang thu hút sự quan tâm nhờ hạ tầng giao thông được cải thiện và quỹ đất còn rộng. Phía Đông Hà Nội mở ra nhiều cơ hội đầu tư với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. 

    3. Khu vực trung tâm Hà Nội

    Các quận như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng có vị trí đắc địa, gần các trung tâm hành chính, văn hóa và kinh tế. Tuy nhiên, giá bất động sản ở đây thường cao và quỹ đất hạn chế. Nếu bạn ưu tiên sự thuận tiện và sẵn sàng đầu tư tài chính lớn, khu vực này là lựa chọn đáng cân nhắc. 

    4. Khu vực phía Nam Hà Nội

    Quận Hoàng Mai và Thanh Trì đang phát triển với nhiều dự án hạ tầng và bất động sản mới. Giá nhà đất khu vực phía Nam Hà Nội thường hợp lý hơn so với khu vực trung tâm, phù hợp cho những gia đình trẻ hoặc người có ngân sách hạn chế.

    5. Khu vực phía Bắc Hà Nội

    Quận Bắc Từ Liêm và Đông Anh đang được đầu tư mạnh về hạ tầng, với nhiều dự án lớn như cầu Nhật Tân và đường Võ Nguyên Giáp. Khu vực này có tiềm năng phát triển trong tương lai và giá bất động sản hiện tại vẫn ở mức chấp nhận được.

    Thuê mua nhà ở thu nhập thấp được định nghĩa thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 18/2009/TT-NHNN thì thuê mua nhà ở thu nhập thấp là việc người có thu nhập thấp được thuê mua nhà thu nhập thấp theo chính sách và người thuê mua trở thành chủ sở hữu toàn bộ căn nhà sau khi thanh toán hết tiền thuê mua theo hợp đồng thuê mua.

    Tuy nhiên, Thông tư 18/2009/TT-NHNN đã hết hiệu lực nên định nghĩa thuật ngữ này chỉ mang tính tham khảo.

    Lê Ngọc Tú
    Từ khóa
    Lịch cấm đường Hà Nội dịp tết nguyên đán Lịch cấm đường Hà Nội Giá đất tại Hà Nội đầu năm 2025 Giá đất tại Hà Nội Mua nhà tại Hà Nội Cấm đường Hà Nội Tết Nguyên Đán
    20
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ