16:32 - 15/04/2025

Quy mô dân số 34 tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759/QĐ-TTg?

Quy mô dân số 34 tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759/QĐ-TTg? Các tiêu chí sắp xếp sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh?

Mua bán nhà đất tại Đà Nẵng

Xem thêm nhà đất tại Đà Nẵng

Nội dung chính

    Quy mô dân số 34 tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759/QĐ-TTg?

    Ngày 14/04/2025, Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg nhằm phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

    Theo phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 ĐVHC cấp tỉnh, dưới đây là quy mô dân số 34 tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh:

    (1) Sáp nhập tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.795,6 km2 và quy mô dân số 1.731.600 người.

    (2) Sáp nhập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.257 km2 và quy mô dân số 1.656.500 người.

    (3) Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.375,3 km2 và quy mô dân số 1.694.500 người.

    (4) Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ để thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.361,4 km2 và quy mô dân số 3.663.600 người.

    (5) Sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 4.718,6 km2 và quy mô dân số 3.509.100 người.

    (6) Sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 2.514.8 km2 và quy mô dân số 3.208.400 người.

    (7) Sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hải Phòng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.194,7 km2 và quy mô dân số 4.102.700 người.

    (8) Sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình (đã được quy hoạch đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.942,6 km2 và quy mô dân số 3.818.700 người.

    (9) Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.700 km2 và quy mô dân số 1.584.000 người.

    (10) Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Đà Nẵng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 11.859,6 km2 và quy mô dân số 2.819.900 người.

    (11) Sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 14.832,6 km2 và quy mô dân số 1.861.700 người.

    (12) Sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai), trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 21.576,5 km2 và quy mô dân số 3.153.300 người.

    (13) Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.555.9 km2 và quy mô dân số 1.882.000 người.

    (14) Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (giảm 02 tỉnh) có diện tích tự nhiên 24.233,1 km2 và quy mô dân số 3.324.400 người.

    (15) Sáp nhập tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 18.096,4 km2 và quy mô dân số 2.831.300 người.

    (16) Sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (giảm 02 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.772,6 km2 và quy mô dân số 13.608.800 người.

    (17) Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.737,2 km2 và quy mô dân số 4.427.700 người.

    (18) Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.536,5 km2 và quy mô dân số 2.959.000 người.

    (19) Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thành 01 thành phố trực thuộc trung ương mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay (giảm 02 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.360,8 km2 và quy mô dân số 3.207.000 người.

    (20) Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 6.296,2 km2 và quy mô dân số 3.367.400 người

    (21) Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 5.938,7 km2 và quy mô dân số 3.397.200 người.

    (22) Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 7.942,4 km2 và quy mô dân số 2.140.600 người

    (23) Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành 01 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay (giảm 01 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.888,9 km2 và quy mô dân số 3.679.200 người.

    Quy mô dân số 34 tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759/QĐ-TTg? (Hình từ internet)

    Các tiêu chí sắp xếp sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh?

    Theo Điều 3.1 Quyết định 759/QĐ-TTg quy định về tiêu chí và phương án sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh.

    Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển, quá trình sắp xếp ĐVHC các cấp ở Việt Nam, cơ sở khoa học về các yếu tố cấu thành ĐVHC hành chính cấp tỉnh và kinh nghiệm quốc tế, đề xuất 06 tiêu chí sau:

    (1) Tiêu chí diện tích tự nhiên

    Đơn vị hành chính cấp tỉnh không đạt diện tích tối thiểu sau thì cần xem xét sắp xếp:

    - Tỉnh miền núi, vùng cao: dưới 8.000 km²

    Nếu có yếu tố đặc thù: dưới 5.600 km²

    - Tỉnh đồng bằng: dưới 5.000 km²

    Nếu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có yếu tố đặc thù: dưới 3.500 km²

    - Thành phố trực thuộc trung ương: dưới 1.500 km²

    (2) Tiêu chí quy mô dân số

    Đơn vị hành chính cấp tỉnh không đạt dân số tối thiểu sau thì cần xem xét sắp xếp:

    - Tỉnh miền núi, vùng cao: dưới 900.000 người

    Nếu 30% dân số là dân tộc thiểu số: dưới 450.000 người

    - Tỉnh đồng bằng: dưới 1.400.000 người

    Nếu có biên giới đất liền và 30% dân tộc thiểu số: dưới 700.000 ngườ

    - Thành phố trực thuộc trung ương: dưới 1.000.000 người

    Nếu có di sản UNESCO và là trung tâm du lịch quốc tế: dưới 500.000 người.

    (3) Tiêu chí Lịch sử – Văn hóa – Dân tộc:

    Các tỉnh có bản sắc tương đồng nên được ưu tiên giữ nguyên để bảo đảm đoàn kết, phát huy truyền thống.

    (4) Tiêu chí Địa kinh tế:

    Cần xem xét vị trí địa lý, hạ tầng, kết nối vùng, tiềm năng phát triển kinh tế để hỗ trợ lẫn nhau sau sắp xếp.

    (5) Tiêu chí Địa chính trị:

    Đánh giá năng lực chính quyền, trình độ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.

    (6) Tiêu chí Quốc phòng – An ninh:

    Bảo đảm an toàn các khu vực chiến lược như biên giới, đảo, vùng trọng yếu.

    Sáp nhập tỉnh tác động đến thị trường bất động sản Đà Nẵng như thế nào?

    Thông tin về sáp nhập tỉnh giữa Đà Nẵng và Quảng Nam đã nhanh chóng tác động mạnh đến thị trường bất động sản khu vực này.

    Những điểm nóng bất động sản có thể kể đến như Hòa Vang, Liên Chiểu (Đà Nẵng), hay khu vực Điện Nam – Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) giá đất nền nơi đây đã tăng mức giá từ 20% đến hơn 40% chỉ trong vài tháng.

    Đây là hệ quả của hiệu ứng "đón đầu quy hoạch", vốn là đặc điểm thường thấy khi có những biến động hành chính lớn.

    Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng rằng thị trường đang chạy theo tin đồn hơn là các yếu tố nền tảng thực sự. Những cơn sốt đất diễn ra trong thời gian ngắn, chủ yếu dựa trên tâm lý lo sợ bị bỏ lỡ của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đặc biệt là nhóm đầu tư theo phong trào.

    Việc sáp nhập tỉnh sẽ kéo theo nhiều thay đổi tích cực về cơ cấu hạ tầng, liên kết vùng, và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn. Tuy nhiên, quá trình đó cần thời gian, lộ trình rõ ràng, và sự đầu tư đồng bộ từ trung ương đến địa phương, chứ không thể diễn ra tức thì như kỳ vọng của một số nhà đầu tư.

    Thị trường bất động sản Đà Nẵng vốn đã có nền tảng phát triển bền vững nhờ vào hạ tầng du lịch, công nghiệp, giáo dục – y tế tốt; có thêm yếu tố sáp nhập tỉnh, đây sẽ là một điểm cộng về lâu dài, chứ không phải là "điểm bùng nổ" ngay tức thì như cách thị trường đang phản ứng hiện tại.

    Kỳ quy hoạch sử dụng đất được hiểu như thế nào?

    Hiện nay, khái niệm "Kỳ quy hoạch sử dụng đất" chưa được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, "Kỳ quy hoạch sử dụng đất" có thể được hiểu là khoảng thời gian để thực hiện hoạt động quy hoạch sử dụng đất, mà khi hết thời gian đó việc quy hoạch có thể được thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội.

    Tô Ngọc Phương Uyên
    Từ khóa
    Sáp nhập tỉnh Quy mô dân số 34 tỉnh mới 34 tỉnh mới Quyết định 759 Quyết định 759/QĐ-TTg Tiêu chí sắp xếp sáp nhập Dân số 34 tỉnh mới sau sáp nhập Thị trường bất động sản Đà Nẵng
    147