Vingroup là nhà thầu thi công cầu Tứ Liên có đúng không? Quỹ đất tại Hà Nội dành cho kết cấu hạ tầng cầu Tứ Liên quy định ra sao?
Mua bán nhà đất tại Hà Nội
Nội dung chính
Vingroup là nhà thầu thi công cầu Tứ Liên có đúng không?
Vào ngày 19/5 đã chính thức khởi công cầu Tứ Liên, một trong những công trình giao thông quan trọng tại Thủ đô Hà Nội cầu Tứ Liên và tuyến đường dẫn đến tao tốc Hà Nội Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5 km bắt đầu từ nút giao Nghi Tâm và kết thúc tại nút giao Vành đai 3.
Riêng cầu Tứ Liên có tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng có chiều dài 2,9 km trong đó phần cầu chính bắc qua song Hồng dài 1 km được thiết kế với mặt cắt ngang đáp ứng 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn dành cho người đi bộ.
Dự án bao gồm 4 dự án thành phần trong đó có 3 dự án giải phóng mặt bằng, Công tác giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện trên diện tích khoảng 62,53 ha liên quan đến 701 trường hợp thu hồi đất.
Dự án do ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội làm chủ đầu tư. Liên danh Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc), Tập đoàn Vingroup và một số đối tác khác là nhà thầu thi công.
Như vậy, Vingroup là một trong những nhà thầu thi công cầu Tứ Liên là đúng.
Vingroup là nhà thầu thi công cầu Tứ Liên có đúng không? Quỹ đất tại Hà Nội dành cho kết cấu hạ tầng cầu Tứ Liên quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Đường bộ 2024 quy định về chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như sau:
(1) Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.
(2) Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
(3) Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
(4) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Quỹ đất tại Hà Nội dành cho kết cấu hạ tầng cầu Tứ Liên quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Đường bộ 2024 quy định về Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(1) Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác có liên quan.
(2) Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị là một bộ phận của đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị.
(3) Tỷ lệ đất dành cho giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt từ 11% đến 26%, phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực nội thành, nội thị của từng loại đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(4) Đô thị có yếu tố đặc thù theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tối thiểu đạt 50% tỷ lệ đất quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đường bộ 2024.